Tái khởi động Vietfish 2022: Điểm đến kết nối chất lượng thủy sản Việt Nam 

Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, sự kiện Vietfish trở lại như một điểm hẹn kết nối các doanh nghiệp trong nước - quốc tế, thu hút hàng trăm đơn vị uy tín tham dự triển lãm và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Thị trường thủy sản đã thay đổi ra sao sau 2 năm đại dịch

Đại dịch Covid-19 mang đến nhiều gián đoạn trong chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu nhưng đồng thời cùng mở ra nhiều cơ hội, tạo cú huých tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành thủy sản Việt Nam. 

Trong thời gian đầu bùng dịch, Việt Nam kiểm soát tốt nên không bị ảnh hưởng nguồn cung, xuất khẩu tôm tại Việt Nam tăng mạnh thay thế các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ vốn đang bị ách tắc vì thiếu hụt sức lao động. Lúc Việt Nam đối mặt với dịch bệnh thì các nước lớn vẫn chưa kiểm soát được dịch nên nhu cầu tiêu dùng vẫn bị đè nén. 6 tháng sau, khi khắc phục được ảnh hưởng từ giãn cách xã hội, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới đồng thời tăng mạnh. Các đơn vị chế biến, xuất khẩu Việt Nam theo đó tận dụng thời cơ ‘nương sóng’ vươn lên, gia tốc phục hồi sau ảnh hưởng. 

Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận áp đặt lên cuộc giao tranh Nga - Ukraine, một lần nữa, ‘khai thông’ con đường giao thương giữa Việt Nam và những thị trường ‘khó tính’. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình chính trị bất ổn, các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại Châu Âu đang phải đối mặt với bài toán chi phí khi giá cước vận tải tăng cao, gián đoạn nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong khi không có giải pháp thay thế hữu hiệu… Chi phí sản xuất tăng cao, ‘làm không bù được mất’ kết hợp với sự vắng mặt các nguồn cung thịt trắng của Nga tạo ra áp lực tăng giá tại thị trường EU, đồng thời mang tới cơ hội cho các nguồn xuất khẩu thủy sản giá rẻ hơn, dồi dào hơn - chẳng hạn như Việt Nam. 

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tăng gần 40% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, cá tra “lội ngược dòng” mạnh mẽ vào thị trường châu Âu với tăng trưởng 2-3 con số ở các thị trường Đức, Hà Lan, Bỉ và Tây Ban Nha.

Sự thay đổi trong hành vi tiêu thụ hải sản toàn cầu cũng mang tới nhiều thuận lợi cho nhà cung ứng sản phẩm đông lạnh Việt Nam ký được những hợp đồng cao hơn. Bắt đầu từ đại dịch, tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, người tiêu dùng đã có xu hướng tăng tiêu thụ thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn do tính tiện lợi giá cả phải chăng. Xu hướng này vẫn tiếp tục kéo dài ở Trung Quốc do chính sách “Zero Covid” và Châu Âu do khủng hoảng nguồn cung cùng lạm phát giá. Đây cũng là cơ hội cho những nước nằm ngoài vòng xoáy có sản lượng lớn như Việt Nam đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh, chế biến sẵn đặc biệt là trong phân mảng cá tra.

Ở thị trường nội địa, khi Covid gần như đã được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu du lịch, ăn uống tăng cao nhờ các chính sách kích cầu địa phương. Nhìn chung ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội trên mọi phân khúc, từ tôm, cá nói riêng tới xuất khẩu, chế biến và tiêu thụ thủy sản trong nước nói chung. Đó cũng là lý do Triển lãm quốc tế thủy sản Vietfish 2022 sẽ tái khởi động và sẽ là điểm hẹn thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, kết nối với các đối tác cho giai đoạn phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ này.

VietFish 2022 - Điểm hẹn kết nối cho những cơ hội hợp tác đa ngành 

VietFish là điểm hẹn thường niên cho những tên tuổi hàng đầu trong ngành thủy sản từ khai thác chế biến, máy móc thiết bị, sản phẩm dịch vụ nuôi trồng đến các đối tác toàn cầu trong xuất nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, nhà hàng - khách sạn… Sau 2 năm gián đoạn bởi đại dịch Covid, VietFish 2022 trở lại với chủ để “Điểm đến kết nối chất lượng”, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp đầu ngành tham gia triển lãm quảng bá sản phẩm, trong đó có sự góp mặt của:

- Doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến tôm như Minh Phú, Anh Khoa, Cases, Nha Trang Seafood…

- Doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến cá tra như Mekong Seaconnection, Fatifish, Vĩnh Hoàn, Godaco….

- Các Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá ngừ như: Hải Vương, Nghi Sơn…

- Và các Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng như Hải Nam, Thanh Hà...

Triển lãm không chỉ là cơ hội để tìm kiếm các đối tác uy tín, chất lượng với nguồn cung bền vững và giá cả phù hợp mà còn là dịp để các đơn vị cùng ngành gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm bản thân trong 2 năm dịch bệnh cũng như những định hướng tương lai. Đồng thời với các đơn vị chế biến, xuất nhập khẩu, chuỗi nhà hàng khách sạn quốc tế, nhất là các doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn cung thay thế trước sự ‘đứt gãy toàn cầu’, sự kiện cũng là điểm kết nối đáng được mong chờ trong những tháng cuối năm.

Sự kiện sẽ kéo dài từ 24-26 tháng 8 tại Trung tâm hội nghị & triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh.

Để đăng ký tham quan Vietfish, vui lòng truy cập website: www.vietfish.com.vn để đăng ký online.

 

Để đăng ký gian hàng, vui lòng gửi email đến chị Xuân Đào (Email: xuandao@vasep.com.vn).

Vietfish 2022 đã sẵn sàng để đón chờ các bạn!

Thông tin chi tiết sự kiện Triển lãm Thủy sản Quốc tế Vietfish 2022: https://vietfish.com.vn

Tái khởi động Vietfish 2022 Điểm đến kết nối chất lượng thủy sản Việt Nam 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục