Phục hồi rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản

Dự án sẽ khôi phục 9 ha rừng ngập mặn và hỗ trợ 22 hộ dân Sóc Trăng, Bạc Liêu chuyển đổi nuôi tôm đơn thuần sang nuôi trồng thủy sản kết hợp tuần hoàn.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với các bên liên quan tổ chức họp khởi động dự án 'Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển ĐBSCL'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với các bên liên quan tổ chức họp khởi động dự án “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển ĐBSCL". Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với các bên liên quan tổ chức họp khởi động dự án “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển ĐBSCL thông qua phục hồi rừng ngập mặn và các giải pháp dung hòa dựa vào thiên nhiên”.

Dự án được tài trợ bởi Quỹ Coca-Cola (TCCF) triển khai tại Sóc Trăng và Bạc Liêu trong giai đoạn 2024–2026. Dự án hướng đến khôi phục 9ha rừng ngập mặn trong đê biển và hỗ trợ 22 hộ dân chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm đơn thuần sang hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp rừng ngập mặn với công nghệ tuần hoàn (RAS).

Đây được xem là giải pháp dung hòa dựa vào thiên nhiên (hybrid NbS), giúp tăng khả năng phục hồi vùng ven biển, giảm khai thác nước ngầm và hạn chế tình trạng sụt lún đất. Buổi họp khởi động nhằm thảo luận tính khả thi và xây dựng kế hoạch phù hợp để đạt mục tiêu kép, giảm tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ nguồn nước.

Dự án được tài trợ bởi Quỹ Coca-Cola (TCCF) triển khai tại Sóc Trăng và Bạc Liêu trong giai đoạn 2024–2026. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án được tài trợ bởi Quỹ Coca-Cola (TCCF) triển khai tại Sóc Trăng và Bạc Liêu trong giai đoạn 2024–2026. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với địa hình thấp và dễ tổn thương, vùng ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu đang chịu tác động nghiêm trọng từ nước biển dâng, xâm nhập mặn và sụt lún đất. Dự án kỳ vọng mang lại mô hình phát triển bền vững, góp phần khôi phục hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế cho người dân địa phương. 

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục