5 thách thức đối với ngành chế biến thủy sản châu Âu hậu COVID-19

(vasep.com.vn) Trong một bài báo nghiên cứu được công bố gần đây, một nhóm chuyên gia đã phân tích phản ứng của ngành thủy sản toàn cầu đối với đại dịch COVID-19 và tác động của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong những tháng đầu của cuộc khủng hoảng.
5 thách thức đối với ngành chế biến thủy sản châu Âu hậu COVID19
5 thách thức đối với ngành chế biến thủy sản châu Âu hậu COVID-19

Bài báo tập trung nhiều vào việc hệ thống thực phẩm nói chung có thể linh hoạt hơn như thế nào và các ngành phụ dễ bị ảnh hưởng sẽ thay đổi như thế nào.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về ngành công nghiệp chế biến thủy sản và những thách thức mà ngành này phải đối mặt trong tương lai gần, khi tình hình kinh tế và xã hội đang và thay đổi.

Dưới đây là 5 mối quan ngại cấp bách nhất:

1. Thiếu nhân viên và thị trường lao động đang thay đổi

Khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên tấn công lục địa Châu Âu vào tháng 3/2020, rõ ràng là toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung sa vào một chặng đường khó khăn.

Việc xét nghiệm hàng loạt, các biện pháp giãn cách xã hội và nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm đóng hộp… khiến cho ngành công nghiệp chế biến cá cảm thấy áp lực. Các quy trình thủ công như phân loại cá vốn nổi tiếng là tốn nhiều công sức, đặc biệt là không được sử dụng máy phân loại chuyên dụng. Một số nhà máy mở cửa trở lại nhưng khó có thể hoạt động hết công suất, dù đã cả năm trôi qua.

Đại dịch COVID-19 không chỉ khiến ​​một lượng lớn lao động nhập cư không thể đi làm công việc thời vụ, mà có vẻ còn tạo ra thay đổi sâu sắc, khi các quốc gia châu Âu thoát khỏi tình trạng đóng cửa và bắt đầu nghĩ đến khôi phục kinh tế, chú trọng đến tính bền vững.

Đối với ngành chế biến thủy sản, chắc chắn sẽ có sự tập trung nhiều hơn để giảm phụ thuộc vào con người trong các việc như phân loại cá và chuyển dần sang robot và tự động hóa, đưa các quy trình như hệ thống phân loại cá vào kỷ nguyên số.

2. Máy móc kém hiệu quả và lỗi thời

Cũng như phân loại cá, một số quy trình ở cuối dây chuyền sản xuất, chẳng hạn như đóng gói và xếp sản phẩm, vẫn được thực hiện thủ công ở nhiều nhà máy lạc hậu hơn ở Châu Âu.

Mặc dù vậy, công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và những nhà máy cũ hơn đó sẽ cần phải theo kịp những tiến bộ công nghệ mới nếu họ muốn duy trì khả năng cạnh tranh: Với mọi thứ từ dây chuyền phân loại con lăn hoàn toàn tự động, cho đến máy móc cực kỳ hiệu quả có thể xử lý lên đến 1.000 pound cá mỗi ngày chỉ với một người điều hành, điều đó cho thấy rõ ràng ngành công nghiệp này đang hướng tới đâu.

3. Tăng chi phí vận hành và trang bị lại

Các hệ thống tự động được mô tả ở trên không hề rẻ và sẽ là một giai đoạn khó khăn đối với nhiều nhà máy chế biến cá, khi họ phải vật lộn để nâng cấp máy móc phân loại và lọc cá đã cũ kỹ, để cạnh tranh với các thị trường lao động giá rẻ ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn có chút ánh sáng ở cuối đường hầm: Đối với các doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận robot và các công nghệ thông minh khác, có thể sẽ có khoản tiết kiệm lớn trong tương lai.

4. Tăng nhu cầu các loài cá nhỏ hơn

Trong những ngày đầu của đại dịch, có rất nhiều người đổ xô mua lượng lớn thực phẩm đóng hộp, vì người tiêu dùng quá lo lắng về mức độ nghiêm trọng của vi rút và vội vàng chuẩn bị cho thời gian cách ly kéo dài.

Trong khi nhiều chuyên gia cảnh báo rằng doanh số bán các loại thực phẩm này đang chững lại, có một số lý do chính đáng cho thấy rằng không chỉ tiêu thụ cá hộp sẽ tiếp tục phổ biến, mà các loại cá bản địa nhỏ hơn của châu Âu như cá cơm, cá thu và cá trích sẽ trở nên phổ biến rộng rãi, khi người tiêu dùng có xu hướng hướng tới các lựa chọn lành mạnh và bền vững hơn.

Sự chuyển dịch đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành chế biến cá? Sẽ đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và khác biệt hơn. Các nhà máy chế biến sẽ cần sử dụng các hệ thống phân loại cá và máy phân loại tiên tiến hơn bao giờ hết như dây chuyền phân loại con lăn, để phân loại các loài nhỏ hơn này, cũng như sử dụng máy đóng hộp và đóng hộp tiên tiến để giải quyết nhanh các công đoạn chế biến còn lại.

5. Vấn đề bền vững

Như chúng ta đã đề cập ở trên, chế biến thực phẩm, giống như những ngành khác, sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau COVID-19.

Các chính phủ và công chúng nói chung đang suy nghĩ lại về việc họ muốn xã hội vận hành như thế nào, và người tiêu dùng đang thể hiện thái độ bằng việc lựa chọn thực phẩm tốt hơn cho hành tinh. Cách ngành công nghiệp chế biến cá phát triển để thích ứng với những nhu cầu mới này sẽ có được chìa khóa thành công trong tương lai…

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục