Nguyên liệu

Cá rô phi là đối tượng thủy sản nuôi phổ biến thứ hai toàn cầu, do đó, các tổn thất do dịch bệnh virus có thể tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Để giảm thiểu những tác động này, cần triển khai các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả tại các trang trại.

Trong lĩnh vực thủy sản, ngành hàng cá tra vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt của tỉnh Đồng Tháp. Con cá tra từ lâu đã được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh, diện tích nuôi cá thương phẩm đạt 2.630ha, với sản lượng 540.000 tấn. Không chỉ gia tăng về diện tích nuôi qua từng năm, tỉnh cũng rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị ngành hàng, xử lý bệnh gan thận mủ, bóng hơi, nhiễm khuẩn, và tận dụng phụ phẩm làm phân hữu cơ, góp phần giảm chi phí sản xuất. Đồng Tháp đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để đưa vào giống cá tra hậu bị cải thiện di truyền, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất, dần thay thế đàn bố mẹ cũ.

Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.

Tại Tp. Châu Đốc, với cá tra, giá mua của thương lái là 28.000-29.000đ/kg, giá bán tại chợ là 50.000đ/kg; Với cá basa, giá bán tại chợ là 80.000đ/kg; Với cá điêu hồng, giá bán tại chợ là 50.000đ/kg.

Theo Cục Thú y, các bệnh trên cá tra như gan thận mủ, xuất huyết, ký sinh trùng,… tuy không gây thiệt hại lớn tại một thời điểm nuôi, nhưng tính chung trong cả vụ nuôi thì thiệt hại do các bệnh này gây ra là rất lớn

Hoạt động ương giống cá tra tại tỉnh phát triển hơn 30 năm, hình thức sơ khai là người dân vớt cá bột tự nhiên trên sông Hậu, sông Tiền để ương nuôi, cung cấp giống ra thị trường. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của nghề nuôi cá tra thời điểm đó, nguồn giống tự nhiên không đảm bảo, đòi hỏi phải có quy trình tạo giống chuyên nghiệp, tỷ lệ sống cao. Năm 1997, từ sự giúp đỡ của các tổ chức, chuyên gia nước ngoài, An Giang ương nuôi thành công nguồn cá giống chất lượng, phục vụ thị trường thời “hoàng kim” của con cá tra.

Năm 2025, tỉnh Tiền Giang phấn đấu diện tích thả nuôi cá tra là 110 ha, mục tiêu sản lượng đạt 33.000 tấn.

Báo cáo của Sở NN&PTNT Bến Tre, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh năm 2024 ước đạt 329.000 tấn, riêng sản lượng cá tra đạt 112.860 tấn chiếm 31,3% so với tổng sản lượng nuôi của tỉnh.

Tổng kết mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2024 cho thấy: Trong 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 04 mô hình với quy mô 5,3 ha tại 2 tỉnh, trong đó An Giang 3,3ha và Đồng Tháp 2 ha có 09 hộ tham gia dự án và áp dụng quy trình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất tại An Giang theo Quyết định số 06/QĐ-SNNPTNT ngày 05/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Kết quả năm 2024: Giá mua cá tra nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm 2024 duy trì ở mức 26.000-27.000 đồng/kg. Theo đó, người nuôi khó có lợi nhuận vì giá thức ăn cho cá, nhiên liệu và chi phí nhân công trong năm 2024 đều tăng.

Tại tỉnh An Giang : Đối với cá tra cỡ 1,2 - 1,4 kg/con, giá mua của thương lái là 27.500 - 29.000đ/kg, giá bán tại chợ là 45.000 - 48.000đ/kg; đối với cá tra cỡ 700 - 800 g/con, giá mua của thương lái là 27.000- 27.500đ/kg. Đối với cá điêu hồng cỡ trên 800g/con, giá mua của thương lái là 48.000đ/kg, giá bán tại chợ là 60.000 - 65.000đ/kg. Đối với cá rô phi cỡ trên 600g/con, giá mua của thương lái là 37.000 - 40.000đ/kg, giá bán tại chợ là 45.000 - 50.000đ/kg.

Tại Đồng Tháp, trong năm 2024, giá trị sản xuất ngành hàng cá tra của tỉnh ước đạt 8.802 tỷ đồng, tăng 2,86% so năm 2023, chiếm trên 17% tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm - thuỷ sản tỉnh. Diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm đạt 2.630ha (tăng 10ha so với năm 2023) với sản lượng ước đạt 540.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2023). Tình hình tiêu thụ cá tra tương đối ổn định, giá bán cá tra thương phẩm (loại 0,7 - 0,8 kg/con) dao động từ 26.400- 27.600 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất giảm (do giá thức ăn giảm) nên người nuôi có lợi nhuận.

Năm 2024, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý và hiệp hội, ngành cá tra Việt Nam đạt kết quả đáng mừng cả về chất lượng và giá trị.

Năm 2024, nhận thấy nguồn cá rô phi thương phẩm tại địa phương dồi dào nhưng giá trị kinh tế thấp, HTX Thủy sản sinh thái Thạnh Phước, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã triển khai sản xuất sản phẩm cá rô phi sả ớt. Nguyên liệu được thu mua hàng ngày từ vùng nuôi của xã viên, sau đó sơ chế kỹ lưỡng, ướp gia vị, đóng gói hút chân không và bảo quản đông lạnh.

Ngày 17/11, tại Hội trường UBND tỉnh Đồng Tháp diễn ra hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.