Loài tôm càng xanh vốn tưởng chỉ sống được ở ĐBSCL đã được một chàng trai áp dụng công nghệ đưa về nuôi thành công tại Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Nhiều làng quê tại các tỉnh ven biển ĐBSCL thật sự đổi đời từ mô hình canh tác lúa – tôm. Đặc biệt năm 2021 này, nhiều hộ dân thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm thắng lợi cả hai mặt giá cả và năng suất. Niềm vui hiện lên khuôn mặt của nhiều nông dân ven biển vùng ĐBSCL trước thềm năm mới Tết Tân Sửu 2021.

Tỉnh Kiên Giang đã chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững. Đây là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.

Dự kiến năm 2021, toàn tỉnh Bình Định thả nuôi tôm trên diện tích 2.107 ha. Sở NN&PTNT đã ban hành lịch thời vụ nuôi, chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tăng cường quản lý vùng nuôi, chất lượng con giống, phối hợp các địa phương hướng dẫn người nuôi phòng ngừa dịch bệnh tôm.

Công ty TNHH Khoa học Việt Đức và Công ty Giống Thủy sản Dương Hùng vừa hợp tác để cùng nhau xây dựng chuỗi tôm sạch chất lượng cao.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức cho nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng do chung ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, giá tôm nguyên liệu trong nước giảm liên tục đã tác động không nhỏ vào hoạt động sản xuất của người dân; bên cạnh đó, thời tiết diễn biến bất thường là một trong những nguyên nhân khiến tôm bị thiệt hại. Vượt qua những khó khăn, trở ngại và thách thức, với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý và đặc biệt là sự nỗ lực, sáng tạo của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng năm 2020 đạt thắng lợi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa vừa có hướng dẫn về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả nuôi tôm, người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ và các khuyến cáo của ngành chức năng.

Bên cạnh cây lúa, con tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng. Chính vì vậy, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất chú trọng phát triển ngành nuôi tôm nước lợ bằng việc áp dụng nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, ASC nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi và để tạo đầu ra ổn định cho con tôm nuôi nước lợ, ngành chuyên môn đã hỗ trợ hộ dân trong khâu liên kết tiêu thụ tôm với các công ty, doanh nghiệp…

Đã qua rồi cái thời người trúng tôm 1 tỉ đồng đã được gọi tỉ phú. Cũng lùi luôn vào quá khứ chuyện “nuôi tôm, ôm nợ”. Con tôm vùng ven biển Bạc Liêu sau nhiều phen lận đận đã vươn lên phát triển mạnh mẽ bất chấp dịch bệnh COVID-19.

Tỉnh Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp phát triển ngành tôm, với mục tiêu đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tình trạng mua bán, vận chuyển tôm giống kém chất lượng còn xảy ra, cần được quản lý, kiểm soát chặt hơn nữa.

Sóc Trăng là tỉnh chuyên về sản xuất nông nghiệp, với 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn nên phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh xác định cây lúa, con tôm là kinh tế mũi nhọn. Riêng đối với con tôm, tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi tại các địa phương và phát triển các mô hình nuôi tôm hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi và liên kết doanh nghiệp bao tiêu tôm thương phẩm sau thu hoạch...

Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước năm 2020 là 738.000 ha, nhu cầu giống khoảng 130 tỷ con.

Với tổng diện tích 2,3 ha đầu tư nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine V.2, chỉ sau 105 ngày thả nuôi, anh Châu Minh Tâm, ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã thu về khoảng lợi nhuận khủng - hơn 1,1 tỉ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2021, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.