Kết quả này đang thách thức việc khai thác các thị trường như EU, Trung Quốc, Mỹ, Nhật vì yêu cầu truy xuất nguồn gốc đòi hỏi các cơ sở nuôi phải có mã số.

“Tiềm năng nuôi biển của chúng ta rất lớn với chiều dài bờ biển 3.260km, rộng 1 triệu km2. Theo khảo sát sơ bộ, chúng ta có khoảng 500.000km2 có thể phát triển nuôi biển. Tuy nhiên, hiện nay nuôi biển mới chỉ ở giai đoạn phôi thai, nuôi gần bờ là chính”.

Trong kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đạt sản lượng 320.000 tấn tôm nuôi nước lợ/năm. Mục tiêu ngắn hạn năm nay là hơn 230.000 tấn.

Xuất khẩu tôm khả quan giúp ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Được Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 chuyển giao công nghệ, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang tỉnh Phú Yên.

Nhiều năm qua, trồng lúa kết hợp nuôi tôm sú được xem là mô hình bền vững trên địa bàn huyện Thới Bình. Con tôm sú đã giúp giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, cá biệt có những hộ thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2019 - 2020, tôm sú mùa nước mặn phát triển chậm, giá cả không ổn định, người nuôi chịu nhiều thiệt hại. Bù lại, bà con thắng lợi vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng.

Năm 2019, tỉnh Cà Mau có 09 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” được Bộ Công Thương phê duyệt và công bố.

Theo Tổng cục Thủy sản, nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn khuyến khích nông dân chuyển đổi vùng đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa.

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động, nhiều hộ nông dân ở xã An Điền, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) tích cực tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa và luân canh tôm sú sinh thái. Trong đó có hộ anh Nguyễn Văn Hiền, ấp An Điền, xã An Điền tham gia mô hình từ nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ với diện tích 1ha.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang được nhiều hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu áp dụng thành công. Đây là mô hình đã giúp nhiều hộ thoát nghèo và sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh việc triển khai hỗ trợ cho người nuôi tôm sản xuất vụ tôm chính năm 2020 (bắt đầu thả nuôi vào tháng 5), do đó nhu cầu về con giống là rất lớn. Với địa phương có thế mạnh về sản xuất tôm giống như tỉnh ta, đây được coi là dấu hiệu tích cực.

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, năm 2013, kỹ sư Lê Hồng Duyệt về làm việc tại Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc và gắn bó từ đó đến nay. Trong quá trình công tác, Lê Hồng Duyệt đã có nhiều sáng kiến góp phần xây dựng quy trình nuôi thủy sản tiên tiến, tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp (DN) kỳ vọng hoạt động xuất khẩu tôm tiếp tục khởi sắc hơn trong thời gian tới, nhất là sang thị trường châu Âu, sau khi Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 1-8.

Xuất khẩu tôm đang tăng trưởng tốt trong bối cảnh ngành thủy sản bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19. Xuất khẩu tôm liệu có tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm?

Nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2 - 3 lần cách nuôi thông thường nên được ứng dụng phổ biến tại TP.HCM, nhất là các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản như Nhà Bè và Cần Giờ.