Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra mô hình canh tác có hiệu quả và thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay càng trở nên cấp thiết. Mô hình luân canh tôm sú - lúa xen tôm càng xanh của ông Nguyễn Công Danh, ngụ ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho thấy tính hiệu quả cao, ổn định và bền vững.

Người nuôi tôm không nên bi quan. Tôm rớt giá là do tùy loại tôm và cỡ tôm nuôi và chỉ nhất thời trong xu hướng thị trường chuyển đổi trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Đại dịch COVID-19 tác động khá mạnh đến thị trường tôm toàn cầu, nhưng theo các doanh nghiệp tôm tại ĐBSCL, tình hình vẫn chưa đến nỗi bi quan.

Kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh được ứng dụng góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.

Bệnh do virus Div1 được xem là không nghiêm trọng trên tôm, song các chuyên gia cũng cảnh báo cần cảnh giác và có biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Nuôi tôm thẻ an toàn sinh học, không sử dụng thuốc kháng sinh là hướng đi mới của người nuôi tại Khánh Hòa.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cấp giống và chuyển giao mô hình nuôi xen ghép cá đối, tôm, cua trong cùng một ao nuôi.

Người dân Móng Cái đang vào vụ tôm mới. Trái với những đầm nuôi bỏ trống cuối năm ngoái, người dân đã thả giống nhiều trở lại.

Dịch Covid-19 không những gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người dân mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất trực tiếp. Là tỉnh có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nuôi và khai thác thuỷ sản, được xem là vựa tôm của cả nước, thế nhưng, giá tôm thời gian qua giảm mạnh, kéo dài chưa từng có trong tiền lệ, ngành tôm Cà Mau đang ở thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngày 16/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Phạm Đại Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã kiểm tra tình hình hoạt động tại khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao (xã Xuân Hải, TX Sông Cầu) và việc triển khai dự án Hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở NN-PTNT, KH-CN, UBND huyện Đông Hòa, TX Sông Cầu.

Trong khi tôm nuôi ở nhiều nơi liên tục bị dịch bệnh hoành hành thì ở vùng nuôi tôm an toàn sinh học nhiều năm liền tôm nuôi vẫn bình an vô sự.

Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), với 10 thành viên, đang triển khai nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ biofloc, công nghệ semi biofloc trên diện tích khoảng 10ha. Được biết, mô hình này được gia đình ông Lê Minh Chính (xã Ninh Phú) - Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Ninh Phú triển khai rất thành công trong 7 năm qua.

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm càng xanh tại tỉnh Bến Tre lo lắng vì tình hình hạn hán, mặn xâm nhập sâu, kéo dài, độ mặn cao đã ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm càng xanh. Nhiều diện tích ao nuôi tôm bị chết, người dân thua lỗ nặng.

Đối với vùng nuôi tôm hiện nay, loại hình nuôi tôm quảng canh truyền thống đã lỗi thời, bởi thức ăn tự nhiên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện chuyển sang nuôi thâm canh hay siêu thâm canh. Hơn nữa, tỷ lệ rủi ro của các loại hình nuôi này khá cao. Chính vì vậy, nuôi quảng canh cải tiến là lựa chọn phù hợp, nhất là quảng canh cải tiến 2 giai đoạn.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tổng cục Thuỷ sản đã có công văn yêu cầu triển khai một số giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ.