Chia sẻ với PV NNVN, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản Trần Công Khôi cho biết: Sản xuất của ta manh mún, vẫn còn nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Nhằm hướng đến nuôi tôm bền vững, rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao mật độ, năng suất, sản lượng, giảm thiểu rủi ro và chi phí, Công ty TNHH Phước Tịnh đã thực hiện dự án nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng sử sụng công nghệ Biofloc.

Anh Bùi Thanh Phương, sinh năm 1980, ngụ Ấp 12, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) là gương thanh niên điển hình của xã, khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ngày 16/11, Tập đoàn Việt – Úc và Thành Phố Uông Bí đồng tổ chức chương trình tọa đàm về giải pháp phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ cao hiệu quả, bền vững.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào nuôi tôm sẽ giúp người nuôi kiểm soát phần nào những bất lợi, rủi ro do thời tiết, dịch bệnhgây ra. Anh Nguyễn Văn Việt (xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những hộ nuôi tôm thẻ trong nhà lưới đạt hiệu quả cao.

Phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, huyện Đông Hải vận động nhân dân liên kết với doanh nghiệp phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Đồng thời gắn việc phát triển mô hình với bao tiêu sản phẩm, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân.

Hơn 10 năm qua, mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất, sản lượng cao, được nhiều ngư dân xã bãi ngang Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tập trung đầu tư.

Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang là xu hướng mới được nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL áp dụng, nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

12 hộ dân ở xã Đông Hoàng (huyện Tiền Hải, Thái Bình) vừa được Văn phòng phát triển bền vững - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và Hội ND tỉnh Thái Bình hỗ trợ từ A – Z thực hiện mô hình nuôi tôm an toàn sinh học. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân nuôi tôm nơi đây đã có thu nhập cao.

Trước tình hình môi trường nước ở một số vùng nuôi tôm trên địa bàn bị ô nhiễm nặng, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ môi trường nuôi tôm.

Tỉnh Bạc Liêu đang phát triển mạnh mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đã mang lại hiệu quả cao. Toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm 140.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 1.845ha, diện tích mặt nước nuôi 185,22ha, với 1.575 ao/hồ nuôi (1.335 ao lót bạt và 240 hồ nổi tròn). Trong đó, nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn đang phát huy hiệu quả cao, chủ động được nguồn nước, ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch, tiết kiệm chi phí đầu vào…

Nghề nuôi tôm nói riêng và thủy sản nước lợ nói chung chiếm một vị trí quan trọng, tác động đến đời sống kinh tế của bà con nuôi thủy sản tỉnh nhà. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, diện tích nuôi thủy sản nước lợ trên địa bàn tỉnh có sự chững lại và phân hóa rõ rệt. Ở những hệ thống ao nuôi đầu tư bài bản về hạ tầng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, đã cho kết quả rất khả quan về năng suất, hiệu quả kinh tế, và ngược lại.

Thị trường tôm tươi về cuối năm sẽ hút hàng. Doanh nghiệp (DN) ở ĐBSCL dự đoán tôm nguyên liệu trong vùng có nhiều hy vọng. Hiện nay tôm nuôi thu hoạch đạt cỡ lớn đang có giá bán tốt, chỉ cần nuôi tôm trúng mùa sẽ bội thu.

Mô hình tôm - lúa được các ngành chức năng đánh giá đạt hiệu quả cao về kinh tế, là mô hình sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Vì vậy, tỉnh đang hướng đến xây dựng và nhân rộng mô hình này nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Hệ sinh thái đặc biệt trù phú đã mang lại cho thủy sản tỉnh nhà một nét độc đáo “ngon tự nhiên”. Điều kiện tự nhiên với các vùng nước ngọt, lợ, mặn có nhiều loại tôm như tôm biển, tôm càng xanh (TCX) sinh sống. Ngày nay, nguồn thủy sản trong môi trường tự nhiên không còn nhiều nữa thì người dân tiến tới nuôi trồng, trong số đó, con tôm “lên ngôi”.