Để nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm ở các xã vùng biển, trong 2 năm trở lại đây với sự hỗ trợ của nhà nước, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới nuôi 2 giai đoạn đã được người dân Quảng Trị triển khai và bước đầu đạt hiệu quả cao hơn so với mô hình nuôi tôm truyền thống.

Ngày 16/8, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND xã Kim Đông (huyện Kim Sơn) tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá, nghiệm thu mô hình “Hỗ trợ nuôi tôm sú thâm canh”.

Nuôi trồng thủy sản được tỉnh Ninh Thuận xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho nông dân. Để thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân triển khai những mô hình sản xuất có hiệu quả.

Ninh Thuận hiện có 498 cơ sở sản xuất tôm giống, với hơn 1.200 trại tôm, sản xuất hằng năm trên 32 tỷ con tôm giống, cung cấp 40% nhu cầu con giống cho cả nước. Để đảm bảo chất lượng con giống, trong quá trình sản xuất, các cơ sở đã tuân thủ theo quy định của ngành thủy sản; đồng thời chú trọng đến việc ứng dụng KHKT và hoàn thiện cơ sở sản xuất khép kín từ khâu nhập tôm giống bố mẹ đến việc giám sát quá trình sinh sản con giống.

Áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào nuôi tôm nhằm tiết kiệm điện, giảm giá thành sản xuất và cải thiện tính bền vững của nghề nuôi tôm là xu thế tất yếu.

Việc nhanh chóng mở rộng diện tích nuôi tôm ở quy mô thâm canh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, góp phần làm gia tăng phát thải khí nhà kính - là một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu.

Chiều ngày 9/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp UBND TX. Vĩnh Châu tổ chức hội nghị chuyên đề về giải pháp kỹ thuật ổn định môi trường ao nuôi tôm và phòng bệnh cho tôm. Đến dự có các đồng chí: Huỳnh Ngọc Nhã - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Trần Hoàng Thắng - Chủ tịch UBND TX. Vĩnh Châu, Trương Quốc Phú - Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, lãnh đạo Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc sở, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm toàn thị xã.

Vài năm trở lại đây, các hộ nuôi tôm giống tại phường 12 (TP.Vũng Tàu) đã tìm được đầu ra, nên thu nhập ổn định. Họ tích cực áp dụng các giải pháp quản lý chất lượng các khâu trong quy trình sản xuất.

Năm nay là năm thứ 2, tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ao nổi lót bạt siêu thâm canh công nghệ cao, cho sản lượng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm công nghiệp bình thường, với năng suất bình quân 33 tấn/ha, lợi nhuận từ 600 – 900 triệu đồng/ha/vụ.

Ðến thời điểm này, người nuôi tôm trong tỉnh Bình Định đã tiến hành thả nuôi tôm vụ 2. Ðể chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bên cạnh việc chú trọng về chất lượng con giống, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ.

Nhiều người nuôi tôm Sóc Trăng cho biết, nhờ thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít, nuôi tôm trúng, tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu lại thấp.

Trong 2 ngày (8 và 9/8), Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm - Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của T.Ư Hội NDVN đã về khảo sát vai trò của Hội ND tham gia xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể tại tỉnh Kiên Giang.

Không riêng gì nuôi tôm nước lợ, nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay gặp phải rất nhiều khó khăn, rủi ro do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cùng với đó người nuôi tôm vẫn còn thói quen tự tiện sử dụng các chế phẩm sinh học nên khó kiểm soát, đưa đến rủi ro cao và chi phí nuôi tôm của Việt Nam cao hơn so với một số nước khác. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố như: tôm giống, thức ăn qua nhiều khâu trung gian tăng từ 20% đến 30% so với giá gốc, tỉ lệ ao nuôi trúng chưa cao, việc kiểm tra các chất cấm, chất hạn chế dư lượng ở tất cả thị trường lớn ngày càng chặt chẽ từ tần suất kiểm tra đến cách kiểm tra… Đó là những thách thức đòi hỏi người nuôi tôm phải vượt qua để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hằng năm, con tôm Việt Nam không chỉ đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà còn phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, ngành tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như: Chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh gay gắt, rào cản kỹ thuật… Chính những cản ngại này làm phát sinh nhu cầu cấp bách thay đổi kỹ thuật canh tác, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh và phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Những nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nha Trang (ĐHNT) đã giúp tận thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ đầu, vỏ con tôm để tạo ra các sản phẩm giá trị và giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường. Nhờ đó, phế liệu tôm đã trở thành nguồn tài nguyên giá trị cao.