Cà Mau là tỉnh có diện tích và sản lượng tôm đứng đầu cả nước. Vì vậy, việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống trên thị trường luôn được ngành chức năng trong tỉnh quan tâm, chú trọng. Theo ngành chức năng, lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh hàng năm khoảng từ 9 đến 11 tỷ con giống, chỉ đáp ứng được khoảng 60% so với nhu cầu đối với tôm sú, đối với tôm thẻ chân trắng vẫn còn phải nhập từ các tỉnh ngoài, khoảng 90%.

Hợp tác xã (HTX) Hiệp Thành tại ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao thành công. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm ứng dụng ao bạt đáy và xi phông đáy cho kết quả tốt và hiện đang triển khai nhân rộng. Với 43 ao đang nuôi tôm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 600 tấn/năm.

Trong bối cảnh cánh cửa thị trường Trung Quốc tạm thời đóng lại vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, cánh cửa Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra từ ngày 1/8/2020, đang là cơ hội lớn cho người nuôi tôm Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

Người nuôi tôm nên lựa chọn loại thức ăn đảm bảo có thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm sẽ giúp con tôm tăng trưởng nhanh, hiệu quả chăn nuôi cao.

Do dịch bệnh, người tiêu dùng có xu hướng chế biến các món ăn tại nhà, dẫn đến nhu cầu các mặt hàng dễ chế biến ngày càng tăng. Đặc biệt, sự kiện Trung Quốc phát hiện virus Corona trong một số lô hàng tôm từ Ecuador đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt gia tăng thị phần.

Ngày 8/8/2020, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu phối hợp với UBND phường Nhà Mát và Đoàn phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu) khai giảng lớp sơ cấp Kỹ thuật công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng cho 35 học viên là đoàn viên, thanh niên, hộ nông dân phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu).

Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vừa phê duyệt đề án xây dựng tỉnh này thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, thích nghi với biến đổi khí hậu là hướng đi mới giúp người nuôi tăng năng suất và giảm rủi ro.

Nửa đầu năm nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản. Dù nhu cầu tiêu thụ tại các thị truờng vẫn khá ảm đạm, nhưng trong những tháng còn lại của năm, ngành thủy sản vẫn hi vọng khởi sắc hơn nhờ những thị trường của EVFTA.

Trong những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ thế giới luôn phải đối phó với các loại dịch bệnh nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng, taura hay hoại tử gan tụy, bởi những bệnh này làm chết tôm hàng loạt chỉ sau vài ngày phát bệnh. Do đó, bên cạnh việc phòng chống các bệnh nguy hiểm trên tôm thì việc chú ý cách phòng tránh tình trạng tôm chậm lớn để tăng hiệu quả nuôi là vô cùng cần thiết.

Thị trường Châu Âu mở ra thuận lợi, nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 và mùa mưa bão nên tôm xuất khẩu chưa mạnh.

Tỉnh Bạc Liêu khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch, tiết kiệm chi phí đầu vào.

Hiện nay, tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đạt gần 2.795ha, trong đó: diện tích nuôi tôm sú hơn 2.521ha; diện tích tôm thẻ chân trắng 273ha. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơn mưa lớn làm biến động các thông số môi trường nước trong ao nuôi tôm khiến tôm bị sốc và dễ phát sinh dịch bệnh.

Thực hiện Nghị định 29/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, đến nay, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã cấp giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho 145 cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm, chiếm 3,6% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cho 11 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, chiếm 61% tổng số cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm sú, tôm thẻ chân trắng trong tỉnh.

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu thủy sản nói chung bị giảm mạnh bởi tác động từ đại dịch thì riêng sản phẩm tôm vẫn đạt mức tăng trưởng khá trong 7 tháng đầu năm nay. Dự báo đến hết năm 2020, nhiều khả năng xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt kim ngạch khoảng 3,8 tỷ USD.