Đó là một trong những ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020 được tổ chức tại Sóc Trăng vừa qua. Đồng thời, thông qua các ý kiến của doanh nghiệp, các địa phương đặt ra tại hội nghị trong việc sản xuất con tôm nuôi nước lợ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như để nghề nuôi tôm bền vững, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp tại các tỉnh nuôi tôm trong tình hình hiện nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã nêu các vấn đề trọng tâm để các tỉnh, doanh nghiệp, người nuôi tôm có hoạch định để vụ mùa nuôi tôm nước lợ năm 2020 thắng lợi...

Tận dụng những ruộng muối bỏ hoang, không sản xuất mùa mưa, nhiều người dân Bà Rịa - Vũng Tàu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm cho hiệu quả bất ngờ...

Từ nhiều năm nay, nông dân ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất trồng lúa. Hiệu quả từ mô hình này đã giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập, đời sống khấm khá hơn.

Với diện tích nuôi đạt khoảng 280.000 ha, con tôm chính là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.

Sau hơn chục năm kiên trì gắn bó với nghề nuôi tôm, anh Nguyễn Văn Cường, xóm Hợp Thành, xã Hải Đông (Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng - phương pháp mới trong nuôi tôm công nghiệp.

Hợp tác xã Hiệp Thành (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm trong ao đất sang nuôi công nghệ cao siêu thâm canh hai giai đoạn cho lợi nhuận tăng gấp 3 - 5 lần.

COVID-19 kéo dài hơn, hệ thống nhà hàng, điểm du lịch còn đóng cửa sẽ làm giảm sức cầu, nhất là tôm giá trị cao. Tuy nhiên, bù lại hệ thống siêu thị, bán lẻ sẽ có nhu cầu tăng vì xu thế mua về chế biến ở nhà.

Trước những diễn biến bất lợi từ tình hình dịch bệnh Covid-19, nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ năm 2020, Tổng cục thủy sản đã có công văn gửi Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trung ương ven biển, các hội, hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung quan trọng.

Đó là nghịch lý được các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đưa ra tại hội nghị tổng kết ngành nuôi tôm nước lợ năm 2019 triển khai nhiệm vụ năm 2020 vừa được tổ chức tại Sóc Trăng. Ngành tôm sau COVID-19 sẽ phục hồi, nhưng sẽ phát triển mạnh nếu tính toán đến thị trường tiêu thụ.

Năm 2020, ngành tôm nước lợ đặt kế hoạch thả nuôi 730.000ha với sản lượng ước thu về 830.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng từ 2-3% so với năm 2019.

Nhận thấy hiệu quả cao từ các mô hình nuôi tôm trên hồ nổi đạt hiệu quả, Hợp tác xã (HTX) Hiệp Thành (huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã mạnh dạn đầu tư. Đây là một trong những mô hình nuôi tôm được đánh giá ưu việt hiện nay.

Vụ xuân hè năm nay, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) nuôi thả hơn 1.057ha tôm nước lợ, trong đó 982ha nuôi tôm sú, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, các hộ nuôi tôm ở huyện đã tập trung trung xuống giống nuôi thả vụ tôm mới.

Việc sử dụng tôm bố mẹ cho sinh sản trong thời gian dài bị già hóa hoặc không sạch bệnh, dẫn đến tôm giống trong quá trình ươm mang theo nhiều mầm bệnh, chậm lớn.

Hiện nay, công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực và nhiều cơ sở tôm giống sản xuất có kết quả, có bán ra thị trường cho người nuôi ở Đồng Tháp, An Giang... Trước các vụ nuôi, bà con nông dân Cà Mau nên tiếp cận, đặt hàng để có được nguồn giống nhiều ưu thế này về nuôi trên ruộng nhà mình, nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa - tôm càng xanh.

Sau một thời gian sụt giảm, hiện giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng trở lại.