Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản tháng 11/2020 ước đạt 733,8 ngàn tấn. Lũy kế từ đầu năm 2020, tổng sản lượng ước đạt 7,7 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019 trong đó sản lượng khai thác 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 4,2 triệu tấn.

Trận lũ lớn vào chiều tối 10-11 đã gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi trồng thủy sản tại Phú Yên, trong đó, hơn 2.000 lồng tôm hùm thương phẩm sắp thu hoạch tại thị xã Sông Cầu bị chết, ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Hậu quả là làm đảo lộn cuộc sống cả một vùng quê ven biển Phú Yên...

Huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thế mạnh nuôi tôm thâm canh và sản xuất lúa cánh đồng lớn đang là động lực để huyện phát triển toàn diện.

Từ các phế phẩm của ngành chế biến thuỷ hải sản như vỏ tôm, cua, ghẹ,… nhóm sinh viên Trường Đại học Trà Vinh đã chế tạo thành công nhựa sinh học.

Theo báo cáo ngày 29/11 của Tổng cục Thống kê, giá tôm nguyên liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục ở mức cao so các tháng đầu năm và tăng nhẹ do nguồn cung giảm, các nhà máy điều chỉnh giá thu mua để phục vụ nhu cầu xuất khẩu cuối năm.

Từ năm 2013, ông Lê Quang Toàn (sinh năm 1957) nông dân xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã thành công khi áp dụng công nghệ Biofloc (công nghệ làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh) vào nuôi tôm thẻ chân trắng.

Thực hiện chiến lược phát triển ngành tôm Việt Nam theo Quyết định số 79/QĐ-TTg, ngày 18-1-2018 của Thủ tướng Chính phủ, vài năm trở lại đây nghề nuôi tôm thương phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu con giống. Nhằm đảm bảo cung ứng đủ số lượng giống cho nghề nuôi tôm thương phẩm của cả nước cũng như ở địa phương, tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để lĩnh vực sản xuất tôm giống không ngừng phát triển.

Những năm qua, ngoài đẩy mạnh phát triển nuôi trồng những loài thuộc ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành chức năng huyện Năm Căn còn không ngừng nghiên cứu tìm tòi, phát triển các mô hình mới, để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhằm giúp người dân có nhiều lựa chọn phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, điển hình là mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn, kết hợp với cá đối mục trong vuông tôm, đã cho thấy tín hiệu tích cực.

Sau 1 năm triển khai, Khu phức hợp sản xuất giống, nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh và chế biến thủy sản của Tập đoàn Việt Úc đã vận hành hiệu quả.

Có vùng nuôi rộng lớn, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Quảng Ninh đang tiến đến là vựa tôm thương phẩm lớn nhất cả nước.

Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh Trà Vinh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn.

Sau gần 4 năm nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao (nuôi tôm 3 giai đoạn), Công ty Cổ phần Thủy sản Tân An (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) chưa một vụ nuôi nào thất bại, sau khi thu hoạch tôm cho sản lượng bình quân 140 tấn/ha, doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng nhà nước nghiên cứu, đánh giá phản ánh của báo Tuổi Trẻ về 'Nghịch lý nuôi tôm: Người có đất không có vốn, người có vốn không có đất' để phát triển các mô hình hiệu quả.

Một nghịch lý tồn tại trong nuôi tôm: người có vốn không có đất, người có đất thì không có vốn. Còn ngân hàng có tiền, nhưng lại không dám cho vay.

Việc thành lập HTX Tôm càng xanh Lộc Phát, nhằm giúp liên kết sản xuất, mang lại lợi ích cho các xã viên.