Trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng, bao gồm: trứng và lòng đỏ trứng gia cầm; tỏi; ngô ngọt; gạo đã xát; gạo đã xay; gạo đã xay thuộc một số loại gạo thơm nhất định; tinh bột sắn; cá ngừ; surimi; đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao; đường đặc biệt; nấm; ethanol; Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực thi các cam kết này, Bộ Công Thương cung cấp thông tin về cơ chế phân bổ và quản lý TRQ của EU đối với các mặt hàng này như sau:

(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 34,2% sản lượng thủy sản khai thác trong năm 2017 “không bền vững về mặt sinh học” và lạm thác, nhiều hơn 3,3% so với năm 2018.

(vasep.com.vn) Trong ngày 13/6/2020, các nhà bán lẻ và kênh dịch vụ thực phẩm ở Trung Quốc đã hủy đơn đặt hàng cá hồi sau khi một cụm lây nhiễm COVID-19 mới ở Bắc Kinh được cho có liên quan đến một chợ thủy sản.

(vasep.com.vn) Theo Hội đồng thủy sản Na Uy, tính đến ngày 1/6/2020, Na Uy đã XK 9.728 tấn cá haddock tươi, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị XK ở mức 175 triệu NOK (19 triệu USD), tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019.

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), trong 4 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã NK 7.396 tấn mực Trung Quốc với giá trị 33 triệu USD, giảm 43% về khối lượng và giảm 8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Đây là khối lượng NK mực Trung Quốc vào Mỹ thấp nhất trong 10 năm qua.

Bộ Công Thương cho biết sau thời hạn ngày 30/6/2020, cơ quan hải quan EU, Na Uy, Thụy Sỹ không chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP. Phía EU yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành đăng ký mã số REX sớm nhất có thể.

Dù đã nhiều lần phản ánh và gửi công văn kiến nghị nhưng các công ty thủy sản vẫn không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua, cá đối rất thích hợp với các ao đất vùng triều trong điều kiện môi trường nước mất cân bằng sinh thái, lại giảm rủi ro.

Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi bước vào sân chơi lớn này.

Gần đây, một số cảng cá đã yêu cầu doanh nghiệp tách lượng nguyên liệu thu mua xin cấp giấy S/C. Điều này đang gây bức xúc cho nhiều doanh nghiệp thủy sản.

(vasep.com.vn) Người tiêu dùng yêu thích các sản phẩm thủy sản đang được hưởng mức giá thấp hơn cho các mặt hàng thủy sản phổ biến nhất khi dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường toàn cầu, trong khi các nhà sản xuất đang phải trải qua giai đoạn khó khăn.

(vasep.com.vn) Ngày 16/6/2020, VASEP đã gửi Công văn số 85/2020/CV-VASEP tới Cục Thuế tỉnh Cà Mau về chính sách thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thủy sản.

Với việc Hiệp định EVFTA chính thức được phê chuẩn, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu năm 2021, xuất khẩu (XK) vào thị trường EU sẽ đạt trên 2 tỷ USD. Để hiện thực hóa mục tiêu này, các DN trong ngành đang gấp rút khắc phục những điểm yếu, tận dụng cơ hội bứt phá.

(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc (NPC) đang diễn ra (bắt đầu từ ngày 22/5/2020) đã bị chi phối bởi các cuộc thảo luận về tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, các đại biểu tham dự hội nghị của ngành thủy sản đã yêu cầu sự ủng hộ các thỏa thuận và các hỗ trợ cho nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

(vasep.com.vn) Lợi nhuận tại một trong những nhà sản xuất hải sâm hàng đầu Trung Quốc tăng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ hải sâm tại quốc gia này đang tăng lên. Trong năm 2019, Shandong Homey Aquatic Development đã ghi nhận mức doanh thu tăng 6,64% lên mức 1,22 tỷ CNY (168 triệu USD) trong khi lợi nhuận ròng của công ty này tăng 4,86% lên 65,05 triệu CNY (9,1 triệu USD). Giá bán trung bình sản phẩm hải sản tươi sống của công ty tăng 5,78% lên mức 137,32 CNY (19,2 USD)/kg. Sản lượng của công ty ở mức 3.292 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2018.