Nhu cầu hải sâm ở Trung Quốc vượt xa nguồn cung

(vasep.com.vn) Lợi nhuận tại một trong những nhà sản xuất hải sâm hàng đầu Trung Quốc tăng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ hải sâm tại quốc gia này đang tăng lên. Trong năm 2019, Shandong Homey Aquatic Development đã ghi nhận mức doanh thu tăng 6,64% lên mức 1,22 tỷ CNY (168 triệu USD) trong khi lợi nhuận ròng của công ty này tăng 4,86% lên 65,05 triệu CNY (9,1 triệu USD). Giá bán trung bình sản phẩm hải sản tươi sống của công ty tăng 5,78% lên mức 137,32 CNY (19,2 USD)/kg. Sản lượng của công ty ở mức 3.292 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Có thể thấy tài chính của công ty Shangdong Homey tốt hơn so với các công ty thủy sản Trung Quốc niêm yết khác, những công ty tập trung vào các loài giáp xác hoặc cá rô phi. Nhu cầu hải sâm hiện tại đang vượt xa nguồn cung.

Nguồn cung hải sâm tươi ở Trung Quốc chỉ có ở phía Bắc (phần lớn ở hai tỉnh Liêu Ninh và Sơn Đông), tuy nhiên không đủ để cung cấp cho thị trường. Hải sâm được phục vụ trên các món ăn truyền thống ở miền Nam nhưng không được sản xuất ở đây nên sản phẩm này thường được tiêu thụ dưới dạng khô, điều này cũng đồng nghĩa là sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại nhà một cách thuận tiện.

Thị trường đã có những thay đổi. Thị trường tiêu thụ hải sâm khô ở phía Nam đang rất năng động, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Hiện nay, thị trường này đang bị chi phối bởi các công ty thương mại từ Hồng Kông và Singapore. “Nếu chúng ta có thể NK trực tiếp, chúng ta chắc chắn có thể xâm nhập thị trường với nhiều mức giá cạnh tranh hơn”. Michael Pang, một thương nhân buôn bán thủy sản cho biết. Luôn có một thị trường đáng kể ở Trung Quốc cho sản phẩm này. Nếu chúng ta có thể tạo ra một cơ sở cung cấp tốt, sẽ có những cơ hội để kiếm được lợi nhuận.

Các nhà cung cấp được cấp phép từ Canada và các nơi khác đã vận chuyển hải sâm vào Trung Quốc trong một thời gian. Các nhà XK từ Ai Cập, Nicaragua, Mexico và Ma-rốc cũng đang cố gắng thâm nhập thị trường và đang tích cực tìm kiếm khách hàng Trung Quốc cho sản phẩm hải sâm khai thác tự nhiên, tuy nhiên một số sản phẩm không thể truy xuất nguồn gốc.

Nhu cầu tiêu thụ hải sâm của Trung Quốc gia tăng đã tạo ra một làn sóng buôn lậu, một số trong đó được buôn lậu từ các nguồn cung như Châu Phi, Mexico và Papua New Guinea. Hải sâm đóng vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái đại dương, do đó chúng được bảo vệ theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và cần có giấy phép đặc biệt để chế biến.

Nhiều vụ buôn lậu hải sâm đã bị truy tố ở Mỹ trong những năm gần đây, thường là các chuyến hàng trung chuyển đến Trung Quốc hoặc Hồng Kông.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục