Sản xuất

(vasep.com.vn) Các giấy chứng thư vệ sinh hiện tại mà các quốc gia không thuộc Liên minh Châu Âu sử dụng chỉ có giá trị ở Vương quốc Anh đến ngày 1/4/2021. Đối với thủy sản nhập khẩu Vương quốc Anh vào hoặc sau ngày 1/4/2021 sẽ cần giấy chứng thư vệ sinh mới.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu thủy sản đã đạt một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, sự thay đổi về chứng nhận an toàn thực phẩm ở thị trường nhập khẩu và những cảnh báo từ các lô hàng bị trả cho thấy, phía trước vẫn còn những khó khăn, thách thức để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt khoảng 8,8 tỷ USD.

Năm 2021, toàn tỉnh phấn đấu nuôi trồng 15.376ha thủy sản, sản lượng đạt 187.873 tấn, tăng 11,19% so với năm 2020. Để hoàn thành tốt mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp phân công cán bộ chuyên môn phối hợp với các địa phương, HTX nuôi trồng thủy sản (NTTS) tuyên truyền, hướng dẫn hộ nuôi các biện pháp cải tạo ao đầm, gia cố bờ bao, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm việc xuống giống đúng thời vụ.

Thời gian gần đây, giá thức ăn chăn nuôi và phân bón liên tục tăng vọt khiến nhiều nông dân ở ĐBSCL như ngồi trên lửa.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 – 2030.

Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045 là căn cứ quan trọng để đẩy mạnh đầu tư ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng giá trị gia tăng, phát triển bền vững...

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều loại nông sản của Quảng Ninh bị tồn đọng, nhất là mặt hàng thủy sản. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến chính là định hướng đúng đắn, không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn giúp ngành Nông nghiệp thích nghi với tình hình mới.

Ngày 23-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết, năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt hơn 45.000 tấn, tăng lần lượt gần 1.500 tấn và 500 tấn so với năm trước.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: ‘Ngành thủy sản cần phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả’.

Để đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 6,6% trong tháng 1/2020, lên 7% trong tháng 1/2021. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải là chiến lược tập trung trí tuệ của các vùng miền.

Một nửa lượng thủy sản tiêu thụ tại Nhật là sản phẩm chế biến dưới dạng ướp muối, sấy khô, hun khói, làm chả cá hoặc đóng hộp.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đài Loan (TQ) tăng mạnh từ những tháng đầu năm: Tăng gần 66% về lượng và tăng 62,3% về kim ngạch.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.