Sản xuất

Trên cơ sở các cam kết trong Ý định thư vừa được ký kết, Na Uy và Việt Nam sẽ thúc đẩy hợp tác song phương về ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biển nói riêng. Đồng thời, nỗ lực tạo điều kiện và hỗ trợ cho các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu kho chứa, hệ thống bảo quản nông sản hiện đại đang trở nên bức thiết.

Qua theo dõi, đánh giá của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, diện tích nuôi và sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể, diện tích nuôi từ 7.089ha và sản lượng là 62.250 tấn vào năm 2016 thì đến nay tăng lên hơn 8.000ha, sản lượng hơn 78.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm về diện tích và 5,80%/năm về sản lượng. Một số đối tượng nuôi thâm canh chủ yếu là cá tra, cá thát lát, cá rô đồng và gần đây là một số loài thủy đặc sản cũng được người dân tập trung phát triển như lươn đồng, ba ba, cua đinh.

Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu của nhiều tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong quý I năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, mặt hàng thủy sản, lúa gạo đã trở thành “điểm sáng” góp phần tô điểm cho bức tranh xuất khẩu của toàn vùng.

Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để giúp ngành thủy sản cất cánh. Bộ này giao Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện.

Mặc doanh nghiệp kêu ca, phí vận tải biển sau khi tăng như vũ bão, các hãng tàu lại tiếp tục thông báo tăng phí tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây khủng hoảng tại nhiều nước trên thế giới.

Từ việc chỉ đóng vai trò chức năng phòng hộ, chống sạt lở ven biển, cân bằng môi trường thiên nhiên, người dân tỉnh Cà Mau đã biết tận dụng mặt nước dưới chân rừng ngập mặn thả nuôi các loài thủy sản.

Quảng Ninh đã lên nhiều kịch bản tiêu thụ nông sản, duy trì hoạt động sản xuất, không để nông sản bị ách tắc, thiếu đầu ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Đại diện Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cho biết, thời gian qua đơn vị đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, phường thành lập các tổ chức cộng đồng nuôi trồng thủy sản gắn với sắp xếp lồng bè theo phương án UBND TX Sông Cầu phê duyệt.

Tổng cục Thủy sản cho biết, ngành thủy sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết trong sản xuất để tiếp cận với nguồn cung ứng vật tư đầu vào có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, tăng năng suất, giảm chi phí, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng.

Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã tích cực triển khai nhiều mô hình sản xuất cho nông dân. Qua đó mang lại những kết quả đáng phấn khởi.

Để giảm thiểu thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản, các địa phương và người nuôi trồng thủy sản cần chủ động giám sát dịch bệnh; xử lý môi trường trước khi thả nuôi; sử dụng nguồn nước đảm bảo; sử dụng con giống, chế phẩm sinh học có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng; thả nuôi với mật độ hợp lý...

Tại "Hội nghị triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới" tổ chức sáng 26-4, Bộ NN-PTNT cho biết, người nuôi thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn, năm nay chỉ duy trì diện tích 1,3 triệu ha với khoảng 4,75 triệu tấn.

Tỉnh Quảng Ninh vừa đề xuất Bộ NN-PTNT xây dựng "Trung tâm giao dịch nông lâm thủy sản Châu Á Thái Bình Dương" có vị trí tại K3+4, sông Ka Long, TP Móng Cái.

Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 20-4, Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long đã gọi điện chúc mừng.