Sản xuất

Thương mại thủy sản tại Nhật Bản đang có xu hướng tập trung hơn do mô hình phân phối trực tiếp, bỏ qua các cấp trung gian như thương lái tại cảng hoặc nhà bán buôn tập trung.

Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng tốc mạnh từ tháng 3/2021 do các doanh nghiệp đã có sự quyết tâm và chuẩn bị kỹ từ nguồn cung tới sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong năm 2021.

Để nâng cao chuỗi giá trị cho ngành nuôi tôm, các quỹ đầu tư, tập đoàn và startup tại Việt Nam đã thực hiện ký kết hợp tác hướng tới thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong nuôi trồng hải sản.

Các luật và quy định liên quan đến bán hàng thủy sản tại Nhật Bản gồm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Trách nhiệm sản phẩm, Luật Giao dịch thương mại chỉ định, Luật Khuyến khích thu gom rác đã phân loại và tái chế bao bì.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, thu thập thêm thông tin về khả năng hợp tác với Indonesia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt về công nghệ nuôi tôm hùm.

Thời điểm sau Tết Nguyên đán, nông dân các huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) đang vào vụ nuôi thủy sản mới.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Bá Hải - Phú Yên đã thực hiện một công nghệ cấp đông nhanh bằng chất tải lạnh lỏng, có ưu thế vượt trội, ứng dụng thành công.

Tổng cục Thống kê cho biết sản xuất nông, thủy sản tháng 2/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên giữ được đà phục hồi. Riêng sản xuất lâm nghiệp chưa đạt được mức phát triển như mong muốn.

Giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn mục tiêu 42 tỷ USD đã đặt ra nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường và phát huy thế mạnh nội tại của đất nước.

Ngày 8/2, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã ra thông cáo báo chí về việc tiếp tục cho phép nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là 4 loại cá da trơn.

Trong tháng đầu tiên của năm 2021 đã ghi nhận những ngành dệt may, da giày, thuỷ sản tăng tốc xuất khẩu ấn tượng.

Sáng nay (17/02), tại trụ sở Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác vận tải biển. Cùng dự họp, có Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang; lãnh đạo, chuyên viên các Phòng: Vận tải và Dịch vụ hàng hải, Đăng ký tàu biển và Thuyền viên, Hợp tác quốc tế, An toàn - An ninh hàng hải và các Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2021, các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ sản xuất hơn 6,5 tỷ con giống thủy sản các loại, hầu hết là các loại giống thủy sản phục vụ nuôi nước mặn, lợ. Theo đó, các đối tượng giống sản xuất chủ lực gồm: 500 triệu con tôm sú, 4 tỷ con tôm thẻ chân trắng, 40 triệu con cá biển các loại, 2 tỷ con nhuyễn thể giống như: Ốc hương, ngao, nghêu…

Tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển. Hiện tổng số tàu thuyền của tỉnh có 2.270 chiếc, trong đó tàu có chiều dài trên 15m là 364 chiếc, có khả năng khai thác xa bờ; năng lực khai thác hằng năm khoảng 25.000 - 27.000 tấn hải sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 9.000 tấn, trong đó nuôi tôm gần 6.000 tấn, nuôi cá trên 3.000 tấn. Trong xu thế hiện nay, sản phẩm thủy sản của tỉnh muốn có được vị thế vững chắc trên thị trường nội địa và xuất khẩu thì tất yếu phải nâng cao chất lượng, kiểm soát kháng sinh, tạp chất và đảm bảo giá cả hợp lý, trong đó nâng cao chất lượng sản phẩm được coi là khâu quan trọng.