Sản xuất

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) ngày 26/10 đã tổ chức hội nghị sơ kết chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 và xây dựng chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là chương trình) tại TP Cần Thơ.

Chiều 26/10 tại Cần Thơ, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên nhiều mặt hàng thủy sản có thế mạnh của tỉnh như nhuyễn thể, tôm, cá song... tiêu thụ chậm. Nhiều loại thủy sản mặc dù đã đến kỳ thu hoạch chính vụ nhưng vẫn không thể tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ ở mức hạn chế.

Ngày 16/10, tại TP Cần Thơ, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo “Phổ biến rào cản kỹ thuật để triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với ngành hàng thủy sản” nhằm cập nhật, phổ biến các quy định và yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng thủy sản tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) để các địa phương, doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.

5 năm qua, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 - RIA1 đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu và triển khai các mô hình nuôi biển công nghệ cao, quy mô công nghiệp.

Phía EU yêu cầu khắt khe đối với việc khai thác thủy sản phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế; Đặc biệt, thủy sản xuất khẩu không được đánh bắt bất hợp pháp.

Tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ đạt hiệu quả và bền vững hướng tới sản phẩm OCOP tại các tỉnh miền núi phía Bắc".

Cá ba sa và tôm Việt Nam ngày nay chiếm lĩnh quầy thủy sản đông lạnh của chuỗi siêu thị khắt khe hàng đầu châu Âu nhờ nỗ lực lớn của ông Trương Thành Nguyên.

Hình thành chuỗi liên kết sản xuất trong ngành hàng thủy sản là xu hướng tất yếu. Các DN dẫn đầu kết nối hộ nuôi cá tra, tôm nguyên liệu cung ứng đến nhà máy.

(vasep.com.vn) Đại dịch COVID-19 đã khiến cho hai kênh phân phối chính của các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản nội địa gặp rất nhiều khó khăn, doanh số giảm từ 10-30% sau đợt dịch thứ nhất. Đợt dịch bùng phát lần hai, một số cơ sở chế biến thủy sản, cửa hàng bán hàng thủy sản khô đã buộc phải giải thể. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, một số đối tác siêu thị đòi tăng tỷ lệ chiết khấu lên 16%, 18%, thậm chí là 20% kèm thêm nhiều khuyến mại hay giảm giá, hỗ trợ...

Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh gặp Cà Mau không ít khó khăn. Tại cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 giữa lãnh đạo tỉnh với Hội Chế biến xuất khẩu thuỷ sản, các DN đề xuất nhiều vấn đề cần thực hiện thời gian tới nhằm chủ động nguồn nguyên liệu xuất khẩu đối với hàng rào kỹ thuật rất khắt khe khi Việt Nam gia nhập EVFTA.

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao năng lực thông tin và hiểu biết về thị trường cho các doanh nghiệp và các địa phương, ngày 03 tháng 10 năm 2020, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Phổ biến tiềm năng và những điều cần lưu ý khi thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Đông Bắc Á cho một số địa phương tại khu vực phía Bắc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020, giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích nuôi thủy sản tăng từ 994,47 triệu đồng/ha năm 2013 lên 1.306,53 triệu đồng/ha năm 2019 (tăng 312,06 triệu đồng/ha/năm).

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Đáng chú ý là việc áp dụng công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tôm, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và doanh nghiệp. Đây là hướng đi mà tỉnh lựa chọn nhằm nâng cao giá trị và phát huy được tiềm năng thế mạnh về biển của địa phương.

Sáng 26/9, tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học (ĐH) Huế diễn ra Hội thảo khoa học của Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo sản phẩm sử dụng trong phòng trị một số bệnh ở tôm, cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.