Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: 9 giải pháp phát triển thủy sản thập niên 2021-30

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: ‘Ngành thủy sản cần phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả’.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến 9 giải pháp phát triển thủy sản thập niên 202130
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (áo trắng) trò chuyện cùng Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch.

Ngày 11/3/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 339/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây được xem là cơ sở quan trọng để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục tạo nên bước đột phá theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khẳng định vị thế mới trong nền kinh tế nước ta.

Để làm rõ hơn những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, cũng như là các giải pháp, chính sách cụ thể để triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 339 của Thủ tướng Chính phủ, 11 giờ sáng nay (18/3) Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến về vấn đề này.

Thưa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đến năm 2020, xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt 8,6 tỉ USD. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang còn gặp nhiều tồn tại, tiêu biểu như lĩnh vực khai thác, chúng ta vẫn đang phải rất nỗ lực để khắc phục “thẻ vàng” theo khuyến nghị của EC. Thứ trưởng đánh giá thế nào về ý nghĩa, tầm quan trọng của Quyết định 339 của Chính phủ đối với ngành thủy sản của chúng ta trong thời điểm hiện nay?

Trên cơ sở tổng kết giai đoạn vừa qua, có thể nói chiến lược thủy sản cho năm 2030 và năm 2045 là quyết định rất toàn diện. Chiến lược bao gồm 3 quan điểm, quán xuyến toàn bộ 3 không gian của ngành thủy sản Việt Nam, đây là căn cứ rất quan trọng cho 10 năm tới và tầm nhìn 2045.

Như chúng ta đã biết, năm 2017 EC đã rút "thẻ vàng" đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, Ủy ban EC chỉ ra 4 vấn đề cần khắc phục.

Một là thể chế pháp luật, chuyển biến tích cực của chúng ta là đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối toàn diện trên cơ sở tham vấn của EC.

Thứ hai là tàu của chúng ta không vi phạm các quốc đảo. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tàu của Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU đã chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, xử lý dứt điểm vấn đề này.

Thứ tư, là chúng ta đã nỗ lực truy xuất nguồn gốc thủy sản quyết liệt. Tuy nhiên, việc xử lý chưa đồng bộ, chưa đồng đều giữa các tỉnh, nên tính răn đe chưa hiệu quả.

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng, đó là thông tin tuyên truyền về pháp luật thủy sản, cái này cần giải quyết tốt hơn. Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền rộng rãi, hơn, qua đó nhân dân nói chung và ngư dân chấp hành tốt hơn việc khai thác cá theo quy định pháp luật về thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: 'Ngành thủy sản cần phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả'.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: "Ngành thủy sản cần phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả".

Vâng, một trong những vấn đề mà ngành thủy sản đang tập trung tháo gỡ, đó là vấn đề gỡ “thẻ vàng”, chống khai thác đánh bắt IUU. Như Thứ trưởng đã đề cập thì ngành thủy sản dù gặt hái rất nhiều thành tựu trong những năm qua, nhưng chúng ta cũng đang đối mặt với những vấn đề lớn như cạn kiệt về nguồn lợi thủy sản. Vậy theo Chiến lược của ngành thủy sản tại quyết định mới mà Chính phủ vừa phê duyệt, chúng ta sẽ có những định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách nào để cải thiện những tồn tại này, thưa Thứ trưởng?

Về phần khai thác, hệ thống hạ tầng của chúng ta rất yếu kém, trong nhiều năm qua không được đầu tư, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc gỡ "thẻ vàng". Không có hạ tầng thủy sản, thì rất khó quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật về thủy sản.

Ngành khai thác thủy sản của chúng ta những năm qua tăng trưởng khá cao. Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy, nguồn lợi thủy sản của chúng ta trước đây là 4,36 triệu tấn nhưng hiện nay đang suy giảm nhanh. Do đó, định hướng chung là giảm sản lượng khai thác từ 3,8 triệu tấn xuống 2,8 triệu tấn. Đi kèm với đó là phải ngắn với bảo tồn thủy sản.

Đi song hành với đó, chúng ta phải tổ chức một loạt giải pháp, phải định hướng đối tượng và định hướng theo vùng. Diện tích bảo tồn theo Nghị quyết 36 của Trung ương là 6% diện tích mặt nước, nhưng hiện nay mới chỉ đạt được 0,185% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa như vậy, thì rất khó có thể làm công tác bảo tồn.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng chỉ đạo cấp hạn ngạch đội tàu, qua đó giảm cường lực khai thác. Và trong định hướng chúng ta sẽ giảm đội tàu công suất nhỏ, tăng đội tàu công suất lớn. Và khai thác thủy sản phải gắn với quốc phòng an ninh.

Về nuôi trồng, dư địa của chúng ta là rất lớn. Nuôi trồng không chỉ là ở nội đồng, mà chúng ta có không gian 1 triệu km2 biển, nếu chúng ta chỉ nuôi trồng 500.000km2 thôi thì sản lượng sẽ rất lớn.

Tuy nhiên, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì chúng ta cần chú trọng đến giống, vật tư nông nghiệp và hạ tầng thủy sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực chế biến, phát triển thị trường.

Kèm với đó, chúng ta cần rà soát lại cơ chế chính sách để phát triển ngành thủy sản, qua đó sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tế, nhất là dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ngoài ra, cần phát triển thủy sản theo vùng. Các định hướng này đã được thảo luận ở các diễn đàn, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, các nhà khoa học. Qua đó được tiếp thu một cách rất cầu thị để trình Thủ tướng ban hành Đề án.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: 'Không có hạ tầng thủy sản, thì rất khó quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật về thủy sản'.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: "Không có hạ tầng thủy sản, thì rất khó quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật về thủy sản".

Về cơ chế chính sách, có 9 giải pháp, thứ nhất phải nói đến kết cấu hạ tầng chúng ta quá yếu kém và các cảng cá thiếu hạng mục, thiếu công suất, 140 cơ sở tránh trú bão thì chúng ta chưa đạt 50%, các cảng cá cũng rất yếu kém cho việc quản lý hoạt động nghề cá.

Bên cạnh đó, khoa học công nghệ là vị thế của các quốc gia. Nếu chúng ta không đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, nuôi, thú y phòng bệnh và bảo quản thì rất khó phát triển. Vì hiện nay thất thoát sau thu hoạch từ 15-40%, rất lãng phí và hiệu quả thấp. Chúng ta cần thúc đẩy để hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu khoa học. Khi hạ tầng cơ bản thì các viện, trường, các doanh nghiệp cần tập trung để vào cuộc, nhờ đó phát triển hạ tầng cho ngành thủy sản.

Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được hệ thống sản xuất giống cá tra ba cấp, qua đó đảm bảo được sản lượng giống 4,5 tỷ con cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống cung ứng giống tôm cũng đang phát triển.

Thứ ba là nguồn nhân lực, trong 10 năm qua, Đảng và Nhà nước tập trung ba trụ cột: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao (điều mà hiện nay ở nước ta vẫn đang còn thiếu).

Thứ tư, về cơ chế chính sách, sẽ phải tính đến chuyện giao mặt nước biển, tín dụng thế nào, thị trường ra sao? Tất cả vấn đề này cần phải xem xét. Ví dụ như Hiệp hội VASEP đang có ý kiến về vấn đề thuế đối với doanh nghiệp chế biến.

Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu đạt vị trí thứ 3 trong xuất khẩu thủy sản của thế giới. Mặc dù, năm qua chúng ta đã xuất khẩu được 8,6 tỷ USD, với trên 160 quốc gia, nhưng các quốc gia cũng đang áp dụng các hàng rào kỹ thuật phòng vệ thương mại, nên chúng ta phải đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.

Thứ nữa, cần cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Nhưng cần gắn hoạt động của các doanh nghiệp này theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị.

Việc đổi mới và cập nhật công nghệ cũng đang là vấn đề. Nếu chúng ta đổi mới công nghệ chậm thì không bắt nhịp được thế giới và không tạo được sự cạnh tranh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: 'Để phát triển nuôi trồng thủy sản, chúng ta cần chú trọng đến giống, vật tư nông nghiệp và hạ tầng thủy sản'.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: "Để phát triển nuôi trồng thủy sản, chúng ta cần chú trọng đến giống, vật tư nông nghiệp và hạ tầng thủy sản".

Thứ bảy là nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản. Những năm qua chúng ta vẫn có những lô hàng bị trả lại do chưa kiểm soát chặt chẽ được môi trường nuôi, hoặc vấn đề tồn dư kháng sinh... Do đó, cần giải quyết căn bản các vấn đề này. Qua đó, đạt được giá trị xuất khẩu 14 - 16 tỷ USD trong giai đoạn tới.

Thứ tám, cần tổ chức sản xuất chuyên nghiệp hơn, việc truy xuất vùng nuôi, ao nuôi cần ứng dụng công nghệ 4.0.

Thứ chín là tăng cường quản lý Nhà nước. Nhiều vấn đề đang được đặt ra, do đó cần hoàn thiện lại để cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước.

Nếu tập trung được nguồn lực dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và quyết tâm của Bộ Nông nghiệp cũng như các địa phương, chắc chắn thủy sản của Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí trong nền kinh tế.

Thủy sản được xác định là trụ cột tăng trưởng cho ngành nông nghiệp nhưng những năm vừa qua, việc đầu tư chưa tương xứng. Cơ sở hạ tầng như cảng cá, tàu bè, quy hoạch nuôi trồng chưa tốt, hệ thống ngành thủy sản mỏng và yếu. Điều này sẽ được giải quyết như thế nào trong thời gian tới?

Về giai đoạn đầu phát triển ngành thủy sản, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thứ nhất là thể chế, thứ hai là hạ tầng và thứ ba là nguồn nhân lực.

Đến nay, đầu tư cho ngành thủy sản rất thấp và chưa tương xứng với ngành thủy sản có quy mô xấp xỉ 9 triệu tấn, xuất khẩu gần 9 tỷ USD. Và muốn phát triển kinh tế biển thì cần đầu tư trên 15% ngân sách do Bộ NN-PTNT quản lý cho thủy sản.

Hiện nay thất thoát sau thu hoạch từ 15-40%, rất lãng phí và hiệu quả thấp (Ảnh minh họa).
Hiện nay thất thoát sau thu hoạch từ 15-40%, rất lãng phí và hiệu quả thấp

Thưa Thứ trưởng, những năm qua, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu thủy sản của nước ta có thể nói đã có bước tiến rất lớn. Mặc dù vậy, có thể nói dư địa về nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với nuôi biển, thủy sản nước mặn, lợ của chúng ta vẫn còn rất lớn. Vậy theo chiến lược thủy sản phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chúng ta sẽ có những định hướng, giải pháp, chính sách cụ thể nào để tạo bước đột phá hơn nữa cho ngành thủy sản?

Thứ nhất là về hai đối tượng chủ lực gồm tôm và cá tra. Sản lượng cá tra là khá lớn, do đó chúng ta sẽ tập trung nâng cao giá trị ở khâu chế biến sản phẩm. Diện tích khoảng 6.000 ha chúng ta mở rộng. Nhưng quan trọng nhất là cần xây dựng chuỗi liên kết.

Còn về giống, chúng ta đã nghiên cứu được các dòng cá tra theo hướng kháng bệnh và sinh trưởng tốt. Nhiều doanh nhiệp đang sản xuất giống rất thành công theo hướng này.

Còn về tôm, chúng ta phấn đấu nuôi trên 740.000 ha và sản lượng vượt trên mức 940.000 tấn. Vừa rồi chúng ta đã xuất khẩu được 3,73 tỷ USD, và phấn đấu mở rộng diện tích tôm, chú trọng quy trình nuôi an toàn sinh học, giống tốt để nâng cao năng suất. Bởi so với khu vực và trên thế giới thì năng suất tôm của Việt Nam còn thấp.

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng nuôi nội đồng còn tiềm năng dư địa rất lớn, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như các đối tượng nuôi (rong, tảo và nhuyễn thể), cũng có tiềm năng rất lớn. Vì hàng năm chúng ta đang phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn rong cho chế biến.

Song song với đó, Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các Bộ, ngành để đẩy mạnh nuôi biển trong thời gian rất sớm. Bởi bờ biển của nước ta kéo dài hơn 2.300km, với 1 triệu km2 nên dư địa còn rất lớn.

Với đối tượng chủ lực là tôm và cá tra, chúng ta cần nâng cao giá trị gia tăng ở khâu chế biến. Nhưng quan trọng nhất là phải tập trung vào chuỗi liên kết. Giống thì chúng ta đang nghiên cứu quy trình chăm sóc, qua đó giữ được sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.

So với khu vực và trên thế giới thì tiềm năng, dư địa nuôi tôm của chúng ta còn rất lớn, nhất là đồng bằng sông Cửu Long...

Sắp tới chúng tôi sẽ trình Thủ tướng đề án nuôi biển, phối hợp với các bộ ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường... để giao đất cho các đơn vị nuôi biển.

Tiềm năng, dư địa ngành tôm của chúng ta còn rất lớn (Ảnh minh họa).
Tiềm năng, dư địa ngành tôm của chúng ta còn rất lớn

Thưa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng mới chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết 120 cũng đã chỉ ra định hướng về phát triển đồng bằng sông Cửu Long theo hướng lấy trục thủy sản lên hàng đầu, sau đó mới tới cây ăn quả và lúa gạo. Rõ ràng việc đề ra định hướng lấy thủy sản làm nòng cốt cho đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra bước đột phá lớn cho thủy sản ở vùng này trong những năm qua. Vậy thì trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ có định hướng tổng thể nào để khai thác tốt hơn nữa tiềm năng thủy sản theo các vùng kinh tế, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như các khu vực có lợi thế khác?

Nghị quyết 120 của Chính phủ đã xác định rõ, cần phát triển theo hướng “thuận thiên”. Và trong hơn 3 năm qua, Bộ NN-PTNT đã thực hiện rất quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, nhất là việc xoay trục sản phẩm chủ lực từ lúa gạo – trái cây – thủy sản sang thủy sản – trái cây và lúa gạo.

Riêng thủy sản của ĐBSCL chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Nguyên nhân là do chúng ta đã tập trung phát triển mạnh các đối tượng chủ lực là tôm và cá tra. Tôm thì có tôm nước lợ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm sú, tôm rừng...

Tôi lưu ý rằng, nuôi tôm ở ĐBSCL đang có lợi thế rất lớn, nhưng nếu không đầu tư đồng bộ về hạ tầng, phòng chống dịch bệnh, con giống, kiểm soát chất lượng, quy trình nuôi thì rất khó có thể phát triển bền vững.

Và để thực hiện thành công mục tiêu mà Chính phủ giao xuất khẩu 10 tỷ USD tôm vào năm 2025, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Vậy ngoài đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta có đặt ra những định hướng phát triển thủy sản tại các vùng khác trong cả nước không, thưa Thứ trưởng?

Định hướng phát triển thủy sản cho các vùng là rất rõ rồi, từ đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và Miền núi phía Bắc. Tất cả đã được xác định rõ trong Quyết định 339 của Chính phủ.

Thưa Thứ trưởng, với vai trò được Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ có những kế hoạch, chỉ đạo triển khai cụ thể nào để thực hiện chiến lược này?

Để thực hiện chiến lược thủy sản này, Bộ NN-PTNT đã chủ trì cuộc họp với Tổng cục Thủy sản và một số đơn vị liên quan để quán triệt những nội dung cốt yếu, chuẩn bị kế hoạch trình Bộ trưởng phê duyệt.

Và sẽ có một hội nghị để quán triệt toàn bộ những nội dung của 9 giải pháp để thực hiện một cách đồng bộ.

Khi các địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân, ngư dân vào cuộc, chúng ta sẽ hiện thực hóa được mục tiêu phát triển thủy sản đặt ra trong 10 năm tới.

(Theo NNVN)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục