Sản xuất

Do nguồn hạn chế và sức mua tăng, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã tăng gấp đôi so với các tháng trước và đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 năm qua.

Nguyên liệu, phụ gia thức ăn chăn nuôi có thể đóng góp hiệu quả vào việc giảm phát thải khí mê-tan và khí thải carbon.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của nước ta trong năm 2021 đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước, trong đó khai thác trên 3,9 triệu tấn, tăng 0,9% và nuôi trồng 4,8 triệu tấn, tăng gần 1,1%.

Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 42 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó 20 doanh nghiệp xuất khẩu và 22 doanh nghiệp nhập khẩu. Cơ cấu nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực là các nhóm hàng thủy, hải sản chế biến các loại, hàng may mặc, giày dép và giấy. Còn lại là nhóm nông sản, dệt may và một số nhóm hàng hóa khác.

Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển và cộng đồng ngư dân đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện các giải pháp hoàn thành vượt mức kế hoạch khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đề ra.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) thông tin, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước năm 2021 ước đạt 4,75 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020. Trong đó, riêng sản lượng cá tra đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, ngành thủy sản tưởng chừng khó đạt được mục tiêu tăng trưởng khi đối mặt với biến thể Delta, giá cước vận tải, thức ăn thủy sản tăng kỷ lục... Song kỳ tích đã xảy ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã vượt "vũ môn", về đích với 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020, vượt gần 5% kế hoạch năm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhìn nhận, chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng đến mục tiêu “nông dân sản xuất nông sản chất lượng, chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất”.

Địa phương linh hoạt, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cũng nhanh chóng thích ứng điều tiết sản xuất đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19. Nhờ đó, xuất khẩu thuỷ sản phục hồi, dự kiến hoàn thành mục tiêu của năm.

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2021 của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 32.687 tỷ đồng, đạt 98,7% kế hoạch, tăng gần 4% so năm 2020 trong khi tổng sản lượng tăng 2,2% so với năm ngoái.

Theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận trong năm 2021 ước đạt 576,3 triệu USD, vượt gần 15% so kế hoạch đề ra và tăng 21,79% so năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng hóa khác vẫn thể hiện vai trò “đầu tàu” khi đem về cho địa phương khoảng 385 triệu USD (tăng xấp xỉ 28% so cùng kỳ), tiếp đến là nhóm hàng thủy hải sản thực hiện 171,5 triệu USD (tăng gần 8%) và nhóm hàng nông sản là 19,8 triệu USD (tăng hơn 50%)…

Song song với các mục tiêu xuất khẩu, nông sản Việt Nam không nên và không thể bỏ quên thị trường trong nước với gần 100 triệu dân. Khi người Việt có thói quen dùng hàng Việt, uy tín hàng hóa trong nước được nâng cao, việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đang có lợi thế sẽ dần giảm bớt.

Dù còn gần một tháng nữa mới hết năm 2021 nhưng xuất khẩu nông sản đã cán đích, đạt 43,5 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu các thị trường chính đều tăng, dự báo sẽ đạt khoảng 47 tỷ USD, vượt so với Chính phủ giao là trên 5 tỷ USD.

Tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD; luỹ kế 11 tháng ước đạt hơn 1, 021 tỷ USD, đạt 92,87% so kế hoạch; tăng 14,2% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thuỷ sản đạt 103 triệu USD; luỹ kế đạt 939 triệu USD, tăng 13,02% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Văn Ðô, Giám đốc Sở Công thương, nhận định, Cà Mau là một trong những tỉnh được đánh giá cao về xuất khẩu thuỷ sản. Cuối năm là thời điểm vàng để các công ty chế biến thuỷ sản trong tỉnh tăng tốc sản xuất, tích cực bù lỗ cho những tháng bị trì trệ do dịch bệnh.

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục siết chặt quy định nhập khẩu đang dấy lên mối lo ùn ứ, tồn đọng nông sản, trái cây cục bộ tại cửa khẩu biên giới phía Bắc. Đây không chỉ là trăn trở của nhiều DN Việt mà còn là bài toán khó đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.