Tổng hợp tin tôm, tuần từ ngày 14-20/3/2022

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song kết thúc năm 2021, ngành tôm vẫn đạt kết quả tốt.

 

Chú thích ảnh

Biến động giá tôm Hàng hóa trên toàn cầu được tiêu thụ theo giá do mối quan hệ cung cầu hình thành. Cung hiếm chắc chắn giá tăng và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ còn xét thêm yếu tố chi phối là mối quan hệ phạm vi nhỏ hơn. Thí dụ trong một nước, hay trong một địa phương. Thí dụ, địa phương này hiếm thì giá tăng nhưng gần đó có thể có nhiều sản phẩm như vậy, giá bên đó sẽ mềm hơn. Có câu đắt đồng ế chợ từ đó.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc phục hồi năm 2022: Mặc dù, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, đặt biệt lại được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch COVID-19. Vấn đề lớn nhất là các DN cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn nhất là khâu bốc dỡ để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan đến Covid.

Ngành tôm đối mặt nhiều thách thức: Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song kết thúc năm 2021, ngành tôm vẫn đạt kết quả tốt.

Trung Quốc tăng sản lượng thủy sản lên 66 triệu tấn: Thách thức mới đối với tôm Việt Nam? Năm 2021 Trung Quốc nhập khẩu 611.000 tấn tôm, đặc biệt tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong đó 50% đến từ Ecuador . Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 3 của Trung Quốc, cạnh tranh với tôm từ Ecuador và Ấn Độ.

Indonesia: Giá tôm nguyên liệu tăng trong tuần cuối tháng 2/2022 Tính theo USD, giá tôm đạt 6,99 USD/kg và 6,33 USD/kg với cỡ 30 và 40 con, 4,84 USD/kg với cỡ 60 con và 4,33 USD/kg và 3,72 USD/kg với cỡ 80 và 100 con/kg.

Sản lượng khai thác tôm đỏ của Argentina giảm: Tổng sản lượng khai thác tôm đỏ của Argentina trong giai đoạn từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022 đạt 43.965 tấn, chiếm 80% tổng sản lượng khai thác trong cùng kỳ năm trước đó.

Xuất khẩu tôm: Nắm cơ hội để bứt phá Dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm trên thế giới tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh trong năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10-12%. Trong đó, tăng trưởng do yếu tố giá đóng góp khoảng 7-10% và tăng trưởng do sản lượng tăng đóng góp 2-5%.

Nghịch lý: Giá xăng tăng kỷ lục, chi phí nuôi tôm tăng vọt, giá tôm lại giảm khiến người nuôi lao đao Giá xăng tăng cao khiến giá thức ăn, vật tư đầu vào cho nuôi tôm; chi phí cải tạo ao cũng tăng theo. Điều này khiến cho nhiều người nuôi tôm lâm vào cảnh khó khăn, e ngại tái vụ.

Quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin ngành tôm Việt Nam và xu hướng thế giới trong 5 năm (2016-2021) tại  Báo cáo ngành hàng tôm, 2016-2021, dự báo tới năm 2025. 

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục