Rabobank dự báo nhiều tín hiệu tích cực cho cả ngành tôm và cá hồi

(vasep.com.vn) Theo Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích thị trường của Rabobank, cả ngành tôm và cá hồi đều có nhiều lý do để lạc quan, ngay cả khi giá tôm cao không tương xứng với lợi nhuận.v

Cá hồi

Năm nay là một năm rất thuận lợi cho ngành cá hồi. Nhu cầu ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Đông Nam Á tăng minh chứng cho sức mạnh của ngành. Năm 2020, ngành cá hồi chuyển hướng sang bán lẻ vào và nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, đồng thời nhu cầu bán lẻ vẫn cao ở tất cả các thị trường chính, trừ Trung Quốc do kiểm tra chặt chẽ Covid khiến xuất khẩu khó khăn hơn và nhu cầu giảm, nhưng Trung Quốc chỉ chiếm 5% thị trường toàn cầu.

Người nuôi cá hồi ở Chile đã đánh giá quá cao thời gian kéo dài và tác động nghiêm trọng của của Covid. Thời điểm này năm ngoái, họ đã quyết định cắt giảm sản lượng nhiều hơn mức cần thiết, giảm tới 15-20% trong năm 2021.

Năm 2021 bắt đầu với một trận “sóng thần” cá hồi, với một khối lượng kỷ lục được bán trong quý 1, từ nguồn cung Chile và Na Uy - một phần do việc thu hoạch bị trì hoãn vào năm 2020, để tránh giá thấp - nhưng đến tháng 4 và tháng 5, giá đã phục hồi từ mức thấp.

Ở châu Âu, đến tháng 6, lượng cung cấp tăng, trong khi nhu cầu giảm theo mùa khiến giá lại quay lại mức thấp. Tuy nhiên, giá ở Chile vẫn cao vì phần lớn doanh số đến thị trường Bắc Mỹ, đang cho thấy một bức tranh rất khác so với ở Na Uy, theo Nikolik.

Nguồn cung từ Chile giảm mạnh kết hợp với nhu cầu mạnh mẽ, nên giá tại thị trường Bắc Mỹ tiến gần đến mức giá kỷ lục, và nông dân Chile hiện đang nhận thấy nhu cầu gia tăng từ Brazil và Nhật Bản.

Ông dự đoán, quý 4, có khả năng sẽ cá hồi tăng trưởng trở lại ở Chile, sẽ kéo dài đến năm 2022, có thể sẽ tăng 10-12% trong năm tới”.

Trong khi đó, ông cho rằng khu vực Na Uy ít biến động hơn nhiều và có khả năng mang lại "mức tăng trưởng con số thấp hợp lý" khoảng 2-6% trong mỗi năm 2021 và 2022.

Tôm

Rabobank dự báo nhiều tín hiệu tích cực cho cả ngành tôm và cá hồi

Nhà phân tích cũng cho biết, Ecuador trở thành nhà xuất khẩu tôm lớn nhất vào năm 2020, vượt qua Ấn Độ và tiếp tục phát triển vượt bậc. Họ đã cho thấy khả năng ấn tượng trong việc xoay trục từ Trung Quốc sang các thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và các thị trường khác, bằng cách tăng công suất chế biến và có thể sẽ đạt được mức tăng trưởng hai con số vào năm 2021, một phần do nguồn cung từ Ấn Độ giảm - do dịch Covid bùng phát thêm và ảnh hưởng của cơn bão vào tháng Năm.

Rabobank dự báo nhiều tín hiệu tích cực cho cả ngành tôm và cá hồi

Nikolik nói thêm rằng dự đoán khi nào Ấn Độ có khả năng phục hồi sau những thất bại gần đây là điều còn nhiều tranh cãi.

Ông dự báo: “Các nhà sản xuất có thể hy vọng sẽ bù đắp những tổn thất trong nửa cuối năm nay, nhưng trước tất cả những thách thức, họ khó có thể tăng trưởng trở lại cho đến năm 2022.

Indonesia cũng đang hoạt động tốt và sau khi tăng xuất khẩu 20% vào năm 2020 - nhiều khả năng là nhờ chuyển hướng sang thị trường Mỹ - ngành tôm nước này sẽ tăng trưởng thực sự vào năm 2021.

Rabobank dự báo nhiều tín hiệu tích cực cho cả ngành tôm và cá hồi

Giá cao không tương đồng với lợi nhuận

Nikolik lưu ý là lợi nhuận của người nuôi tôm không tương ứng với sự hồi phục của thị trường, do giá thức ăn và các chi phí đầu vào tăng theo giá đậu nành, bột ngô và bột cá (mặc dù lượng nhập khẩu bột cá của Peru tăng).

Giá thức ăn cho tôm đã tăng 5-15% kể từ giữa năm 2020 và do thức ăn chiếm 50% chi phí sản xuất tôm nên lợi nhuận không tăng theo giá tôm.

Theo Nikolik, có một số lý do khiến giá hàng hóa tăng cao: một số người nuôi giảm lượng giống trong năm 2020; hạn hán ở Bắc và Nam Mỹ làm giảm thu hoạch; và nhu cầu gia tăng ở Trung Quốc, quốc gia bị giảm sản lượng thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi, và đang có nhu cầu cao hơn đối với hải sản, thịt gà, thịt lợn và thịt bò khi các cửa hàng dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục