Chiến lược thủy sản của Trung Quốc trong thời đại thay đổi nhân khẩu học và địa chính trị

(vasep.com.vn) Sự thay đổi về nhân khẩu học, kết hợp với sự phân cực quyền lực toàn cầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thủy sản lớn nhất thế giới. Theo Gorjan Nikolik từ Rabobank, Trung Quốc – từng là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất – dự kiến sẽ thâm hụt thương mại thủy sản tới 10 tỷ USD vào năm 2030. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì để bù đắp sự thiếu hụt này.

Nhân khẩu học và tác động lên ngành thủy sản

Với tỷ lệ sinh giảm mạnh – từ hơn 6 trẻ/phụ nữ vào những năm 1960 xuống chỉ còn 1,09 trẻ/người phụ nữ hiện nay – Trung Quốc đang đối diện với tình trạng suy giảm dân số lao động. Tuổi trung bình của quốc gia này dự kiến sẽ tăng từ 29 vào năm 2000 lên 52 vào năm 2050, trong khi dân số trên 60 tuổi có thể đạt 510 triệu người – tương đương với toàn bộ dân số châu Âu và Anh quốc cộng lại.

Quá trình đô thị hóa liên tục, với dân số đô thị dự kiến tăng từ 550 triệu lên 1,1 tỷ người vào năm 2050, làm giảm số lao động nông thôn, gây khan hiếm nhân công trong ngành thủy sản. Cùng lúc đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản dự kiến vẫn tăng nhờ yếu tố đô thị hóa và xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh.

Ba nguồn cung lớn nhất – đánh bắt, nuôi cá chép và nhuyễn thể – chiếm hơn 50 triệu tấn thủy sản mỗi năm, nhưng đang đối diện sự suy giảm do cạn kiệt nguồn lực và thiếu lao động. Dù nuôi trồng thủy sản có giá trị cao có thể tăng trưởng, nhưng vẫn đề phụ thuộc vào nhập khẩu bột cá và đậu nành sẽ hạn chế tiềm năng phát triển. Do đó, nhập khẩu thủy sản sẽ tăng mạnh, với mức thấm hút 10 tỷ USD vào năm 2030.

Chú thích ảnh

Địa chính trị và thương mại thủy sản

Phân cực chính trị toàn cầu đang tác động đến chuỗi cung ứng thủy sản của Trung Quốc. Trong 10 đối tác nhập khẩu hàng đầu, chỉ có Nga thuộc phạm vi ảnh hướng của Trung Quốc. Trung Quốc đang mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia Ấn Độ, Việt Nam, Ecuador và Indonesia để tăng cường ảnh hướng địa chính trị.

Tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, nhưng sản xuất đối diện thách thức. Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu từ Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh để mở rộng ảnh hướng địa chính trị.

Chiến lược thủy sản của Trung Quốc trong thời đại thay đổi nhân khẩu học và địa chính trị

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục