Chính sách

Tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả khả quan trong xuất khẩu những năm gần đây cho thấy ngành tôm và cá tra vẫn trên đà tăng tốc phát triển.

Giá nguyên vật liệu và chi phí đầu vào sản xuất tăng cao nhưng giá bán ra hay xuất khẩu không tăng dẫn đến doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển, hỗ trợ vốn vay, phát triển hệ thống logistics và quỹ đất sản xuất công nghiệp…

Chủ hàng Việt Nam liên tục chịu cước phí tăng không loại trừ khả năng giá cước qua tay của nhiều cấp đại lý, có hiện tượng “đục nước béo cò"...

Doanh nghiệp rất cần tăng giờ làm thêm để tranh thủ phục hồi sản xuất, nhưng nếu chậm được ban hành, chính sách sẽ không còn nhiều ý nghĩa hỗ trợ.

Theo tính toán, nếu TP.HCM thu phí cảng biển, chi phí của một doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu quy mô trung bình có thể phải tốn thêm 3 - 3,5 tỉ đồng/năm, doanh nghiệp lớn con số này lên đến 13 - 14 tỉ đồng/năm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cần cơ quan chức năng nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước, đảm bảo ổn định thị trường.

Ngày 01/3/2022, 07 Hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi thư kiến nghị tới Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính và Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chưa triển khai thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND.

Bộ Công Thương đề nghị UBND TP HCM tham khảo đầy đủ ý kiến các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, cũng như các Hiệp hội doanh nghiệp trước khi chính thức áp dụng thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích phù hợp với các cam kết quốc tế.

Thời gian qua, cộng đồng DN thủy sản đã gặp vướng mắc không nhỏ về các quy định liên quan đến liên quan về chỉ tiêu Phospho, Nito, Amoni trong nước thải chế biến thuỷ sản sau xử lý tại QCVN 11:2015 và việc áp dụng quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cho nước thải ao nuôi cá tra, tôm thâm canh. Ngày 21/01/2022, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn số 04/CV-VASEP gửi tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà về việc sửa đổi phù hợp với thực tiễn một số thông số tại dự thảo QCVN về nước thải công nghiệp đang chuẩn bị ban hành.

Kể từ 0h ngày 16-2 đến hết ngày 15-3, TP.HCM sẽ vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí cảng biển để chuẩn bị cho việc chính thức thu phí từ ngày 1-4.

(vasep.com.vn) Tại Công văn số 762/VPCP-KSTT ngày 29/01/2022 của Văn phòng Chính phủ,  Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT khẩn trương rà soát, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong quý 2/2022 để bãi bỏ quy định thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm NK về để sản xuất XK, gia công hàng XK, không tiêu thụ trong nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản, các sản phẩm chế biến đông lạnh, thực phẩm nhập khẩu đáng lý được miễn kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) lại đưa nhóm hàng này vào danh mục kiểm dịch, gây tốn kém hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp, đặc biệt là vào dịp Tết này.

Doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi cách làm của Thái Lan khi họ cũng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng ít bị ảnh hưởng tiêu cực vì họ chuẩn hóa hàng hóa xuất khẩu.

Tại Tờ trình số 8908/TTr-BKHĐT đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 và những năm tiếp theo, Bộ KH-ĐT lưu ý, năm 2021, nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam giảm điểm hoặc giảm bậc so với năm 2020.