Phần lớn các hộ dân ở các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đều đang sử dụng chung hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm, tồn tại nhiều loại vi khuẩn, vi-rút có hại đã và đang là tác nhân gây hại cho tôm nuôi.

Hơn 7.000 ha nuôi tôm ở các huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ (Long An) cung cấp cho thị trường khoảng 14.000 tấn tôm thương phẩm/năm.

Dự án Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao của Tập đoàn Việt - Úc, được xây dựng trên diện tích 169,5ha tại xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tổng vốn đầu tư 829 tỷ đồng, sẽ được khẩn trương đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố sơ bộ mức thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0% đang được xem là cơ hội lớn cho ngành tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Khu sản xuất tôm giống chất lượng cao đi vào vận hành chính thức sẽ góp phần cung cấp con giống đảm bảo sản lượng và chất lượng cho bà con nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành lân cận.

Nắng nóng bất thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã khiến nhiều người nuôi tôm nước lợ chưa thả được giống.

Từ đầu tháng 4/2019, các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước mặn, lợ tại huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã bắt đầu thả giống đợt 1. Rút kinh nghiệm từ những năm trước đây, bà con nông dân và các ngành chức năng đã chủ động, chú trọng đến công tác quản lý môi trường ao nuôi tôm ngay từ đầu vụ nuôi thả. Bởi đây là một yếu tố quan trọng nhưng khó kiểm soát, dễ biến động do tác động của thời tiết.

Được chứng nhận diện tích nuôi sinh thái là điều kiện tốt để huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) có được nguồn tôm nguyên liệu sạch, nhưng trong niềm vui của nông dân vẫn còn những trăn trở và nỗi lo.

Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hai giai đoạn trên ao lót bạt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, an toàn, bền vững và hiệu quả.

Những năm qua ngành hàng tôm xuất khẩu có những chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành tôm thì sự chuyển biến của thị trường, khách hàng đang đặt ra nhiều thách thức phía trước.

Ðược đánh giá là tỉnh có lợi thế hàng đầu để phát triển ngành hàng tôm, thời gian qua, Cà Mau đã nỗ lực đưa ngành tôm vươn lên và bước đầu có được thành quả. Nhiều cách làm hay, mô hình mới đang góp phần giúp tăng đáng kể sản lượng tôm của địa phương. Tuy nhiên, để tạo đột phá thì phía trước vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua.

Hiện nay, bà con nông dân luôn nghĩ rằng, nuôi tôm năng suất cao phải có vốn đầu tư lớn mới thực hiện được. Nhưng với cách làm sáng tạo, ông Huỳnh Diện, Giám đốc HTX nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng (Cà Mau) dùng tre làm khung ao nổi nuôi tôm siêu thâm canh thay thế cho sắt, tiết kiệm chi phí và độ bền cao.

Quảng Trị có tiềm năng lớn để phát triển nuôi tôm và con tôm cũng đã được tỉnh xác định là một trong “sáu cây, hai con” chủ lực có lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển bền vững (gồm hồ tiêu, lúa chất lượng cao, dược liệu, cao su, cà phê, gỗ nguyên liệu rừng trồng và con tôm, con bò). Tuy vậy, nuôi tôm trên địa bàn vẫn phát triển chưa được như kì vọng do đang gặp phải không ít rào cản và thực tế này cần được các ngành chức năng và các địa phương quan tâm tháo gỡ.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) thực hiện mô hình dùng rơm lúa để cải tạo nước, tạo môi trường sinh sống cho các loài thủy sản dưới vuông nuôi, bước đầu cho thấy hiệu quả.

Vừa qua, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Hội Làm vườn tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Chuyển giao công nghệ VACVINA (Hội Làm vườn Việt Nam) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP cho 30 hộ nuôi tôm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.