Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2019), vừa qua, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tổ chức thả cá, tôm giống về với tự nhiên.

Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: Đưa nông dân tham quan và học tập kinh nghiệm nuôi tôm hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho nông hộ

Hiện nay, có hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) thực hiện mô hình dùng rơm lúa treo xuống vuông để cải tạo nước và tạo môi trường sinh sống cho các loài thủy sản. Khi rơm mục sẽ làm thức ăn cho con tôm, con cua. Với cách làm này, đã góp phần tăng sản lượng nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ đầu vụ nuôi cho đến nay, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã xuất cấp miễn phí 2,53 tấn hóa chất sát trùng Chlorine, cho 18 hộ nuôi tôm nước lợ, để xử lý các ổ dịch bệnh mới phát sinh, hạn chế lây lan ra diện rộng.

Sau thời gian tích cực triển khai, ngày 27/3, Dự án khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao của Tập đoàn Việt Úc tại huyện Đầm Hà chính thức cho ra mẻ tôm giống thẻ chân trắng đầu tiên với 12 triệu con, đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ phục vụ người nuôi tôm trong tỉnh.

Ngày 18/3/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173-TTg chính thức lấy ngày 01/4 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam.

Để thực hiện Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Trung tâm khuyến nông TP.HCM đã triển khai mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn trong vùng dịch bệnh” cho 4 hộ nuôi ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè với tổng diện tích 2 ha.

Tín hiệu vui cho người nuôi tôm sú theo các quy trình sạch bệnh là giá của mặt hàng này đang có chiều hướng tăng mạnh khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua.

Vụ tôm năm 2019 bắt đầu vào mùa. Nhiều địa phương ÐBSCL có diện tích nuôi lớn và sản lượng cao, như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh… Các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bắt đầu đồng hành cùng các địa phương có vùng nuôi tôm nước lợ triển khai kế hoạch ngành tôm năm 2019, với mong muốn khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng phát triển bền vững.

Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đang ứng dụng công nghệ đèn UV, hay còn gọi là tia cực tím để xử lý nguồn nước.

Thời gian qua, khi môi trường nước nuôi tôm bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến năng suất thấp, lợi nhuận không cao, lãnh đạo huyện Cần Đước, tỉnh Long An vận động nông dân chuyển sang nuôi tôm theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, diện tích nuôi theo hướng công nghiệp không nhiều do nhiều nguyên nhân, trong đó, vốn đầu tư là trở ngại lớn nhất.

Khi tôm nuôi “dính” bệnh thì rất khó chữa trị do loài thủy sản này không có hệ miễn dịch đặc hiệu. Bởi vậy, người nuôi tôm Hà Tĩnh phải thực hiện tốt công tác phòng bệnh, xem đây là giải pháp bền vững để mang lại những vụ tôm thắng lợi.

Để tăng năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam xác định chiến lược sản xuất và truyền thông tích cực, mở đường đi cho con tôm Việt trong năm 2019.

Xu hướng nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều hộ dân ở tỉnh Ninh Thuận áp dụng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ao nuôi; đồng thời cung cấp sản phẩm tôm sạch và an toàn cho thị trường.

Theo tin từ Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định), đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đã đạt 1.109,6 ha. Trong đó, huyện Tuy Phước thả nuôi tôm với diện tích lớn nhất tỉnh là 679,8 ha, tiếp đến là các huyện: Phù Mỹ 260,7 ha, Hoài Nhơn 69,9 ha, Phù Cát 67,4 ha và TP Quy Nhơn 31,8 ha. Số lượng con giống thả nuôi khoảng 406,83 triệu con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 290,93 triệu con, tôm sú 115,9 triệu con.