Tới mùa cải tạo, sên vét lại vuông tôm, người dân chỉ mong muốn có được vụ mùa sung túc hơn năm qua. Những ngày này, người nuôi tôm tập trung thu hoạch cá để cải tạo vuông, chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Ở các địa phương khác, tôm thẻ được nuôi ở vùng nước mặn ngoài biển, nhưng ở thôn Đình Vàn (xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), tôm thẻ lại được nuôi trong ao, bằng nước giếng khoan, ở giữa làng.

Sáng 27/2, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) tổ chức hội thảo giới thiệu ứng dụng kỹ thuật xử lý nước và kết nối thương mại hướng tới phát triển ngành tôm bền vững tại ĐBSCL.

Năm 2018, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II - Bộ NN&PTNT đã triển khai cho nông dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) thực hiện mô hình nuôi tôm sú - lúa theo phương pháp hữu cơ. Sau hơn 8 tháng triển khai, mô hình không chỉ giúp người dân tăng năng suất tôm - lúa mà còn giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tôm Trà Vinh đã được xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ nhưng với thị trường tiềm năng Hoa Kỳ thì mặt hàng này vẫn đang chật vật tìm đường.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đầu tháng 02/2019 là thời điểm tập trung thả tôm giống, hiện tại, diện tích thả nuôi trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An chỉ khoảng 200ha.

Hội thảo giữa các cơ quan Mỹ và Việt Nam về việc đưa con tôm xâm nhập thị trường Mỹ, được kỳ vọng mang lại giá trị kinh tế cao.

Với khoảng 600 ha nuôi tôm chân trắng và hàng ngàn ha tôm sú, vụ nuôi mới năm nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần khoảng 2,1 tỷ con giống, trong khi nguồn giống trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng hơn 10%.

Đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh” do TS Huỳnh Thị Kim Hường - Phó Trưởng khoa Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) phụ trách chính cùng 1 số cán bộ, giảng viên của khoa.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đề nghị xây dựng doanh nghiệp xã hội để liên kết chuỗi ngành hàng tôm tại hội thảo mô hình sản xuất tôm theo chuỗi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Nuôi tôm an toàn (NTAT) là mục tiêu mà ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng đến, song sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về kỹ thuật của người dân là trở ngại lớn.

Sau kỳ thu hoạch vụ đông, dân nuôi tôm sắp bước vào mùa vụ mới và họ đang cùng nhau tương trợ để vượt qua vụ mùa được dự báo đầy rủi ro.

Ngay từ những ngày đầu năm, người dân các huyện vùng hạ của tỉnh Long An đã chuẩn bị thả nuôi tôm vụ 1 năm 2019. Để vụ nuôi mới thành công, ngành nông nghiệp cùng chính quyền địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB) trên tôm.

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa đang đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha/vụ cho nông dân. Mức lãi này cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ trồng lúa.

Tỉnh Cà Mau quy hoạch vùng nuôi tôm có chứng nhận để tạo nguồn nguyên liệu sạch phục vụ chế biến tôm xuất khẩu.