Tại hội nghị triển khai kế hoạch ngành tôm năm 2019, diễn ra chiều 13-3 tại Sóc Trăng, do Bộ NN&PTNT tổ chức, nhiều đại biểu đã chỉ ra điểm yếu cố hữu của ngành tôm và đề nghị phải sớm tháo gỡ.

Tổng cục Thủy sản đặt ra mục tiêu phấn đấu sẽ đạt kim ngạch XK 4,2 tỷ USD. Theo đó, sẽ duy trì diện tích nuôi hiện có, sản lượng đạt 780 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm sú 300 ngàn tấn và 480 ngàn tấn tôm thẻ.

Nếu xét về thị trường, cung ứng tôm giống ở Thừa Thiên Huế đang là một thị trường béo bở. Cứ nhìn qua mọi mặt hàng, tất cả đều cạnh tranh rất cao và quyết liệt. Thế mà thị trường cung ứng tôm giống ở ta lại đang “bỏ ngỏ”.

Thời gian qua, một số nông dân trong tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) theo hướng hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, anh Lâm Văn Linh (xã Vĩnh Trạch Đông TP. Bạc Liêu) là một trong những hộ nuôi tôm thành công.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm ở Bình Định “thuận buồm xuôi gió” nên hầu hết các hộ nuôi đều có lãi. Đặc biệt, các vụ nuôi trong năm 2018 vừa qua đều đạt sản lượng, giá cả ổn định, mang lại cho bà con khoản lãi lớn.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau về việc phát triển và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, vừa qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn tổ chức thực hiện mô hình nuôi tôm sú hai giai đoạn theo công nghệ Biofloc, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.

Nuôi thuỷ sản được xem là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện U Minh (tỉnh Cà Mau). Tuy nhiên, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy bởi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu bền vững.

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có lợi thế của các huyện ven biển ở TP.HCM. Đây cũng là loại thủy sản nuôi có nhiều ưu điểm...

Sau một năm thắng lợi, đến thời điểm này, người nuôi tôm trong tỉnh Quảng Trị đang phấn khởi, tự tin bước vào vụ nuôi chính của năm 2019. Khắp những cánh đồng nuôi tôm đều chung không khí lao động khẩn trương, sôi nổi. Công tác cải tạo ao nuôi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết đang được các chủ ao nuôi tập trung triển khai để sẵn sàng cho ngày xuống giống.

Thiếu con giống nhưng các cơ sở tại chỗ không thể đáp ứng nhu cầu, người dân phải mua giống tôm nơi khác. Câu chuyện không còn mới nhưng vẫn tiếp diễn nhiều năm qua. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nêu giải pháp:

Thời điểm này là vào vụ nuôi tôm trên đất lúa ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), nhưng do độ mặn trên các kênh thủy lợi khá thấp nên bà con không thể thả tôm nuôi.

Anh Trần Trung Kha bật chiếc điện thoại thông minh, hình ảnh hiện lên những cánh đồng lúa được ngăn cách với nhau bởi các ao nước. Theo anh, mô hình nuôi tôm lúa áp dụng vài năm trở lại đây tại quê hương (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) mang lại giá trị cao.

Khoa Nông nghiệp - Thuỷ sản của Trường Đại học Trà Vinh vừa tổ chức nghiệm thu đưa vào sản xuất đề tài “ Nghiên cứu tạo tôm giống bố mẹ sạch bệnh”.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Phát, Trần Quang Vinh, Nguyễn Đắc Trung, Trường đại học bách khoa, Phạm Ngọc Hiếu, Nguyễn Trọng Hiếu, Viện nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ đã nghiên cứu giải mã các công nghệ thông minh ứng dụng trong nuôi tôm, đặc biệt là tôm chân trắng một trong những loại hải sản được nuôi trồng trên cả nước.

Những ngày này, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đang thu hoạch những lứa tôm cuối cùng. Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên tôm nhanh lớn, mặc dù giá bán không được cao như những năm trước nhưng nhờ năng suất cao nên nhiều hộ nuôi vẫn lãi lớn.