Hiện Cà Mau đã xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt, để tỉnh Cà Mau có cơ sở triển khai thực hiện.

Ngày 19/6, tại TP Bạc Liêu, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN- PTNT), Hội Nghề cá Việt Nam và UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp tổ chức Diễn đàn tôm Việt với chủ đề “Xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam”.

Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng ngành tôm Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về thị trường xuất khẩu và biến động giá tôm...

HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (phường Long Hương, TP. Bà Rịa) đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao sử dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn, khép kín (RAS) trong nhà màng. Công nghệ nuôi tôm này lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), diện tích nuôi tôm nước lợ vụ 1 năm 2019 trong toàn tỉnh Bình Định là 1.776,2 ha, tương đương cùng kỳ năm 2018. Hiện một số vùng nuôi trong tỉnh đang tiến hành thu hoạch tôm với tổng diện tích 30,3 ha, sản lượng đạt 870,2 tấn, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù sản lượng tôm thu hoạch tăng, song giá tôm thẻ chân trắng giảm khiến người nuôi gặp khó khăn. Hiện giá tôm loại 100 con/kg ở mức 80.000 - 85.000 đồng/kg, tôm loại 70 con/kg từ 90.000 - 95.000 đồng/kg.

Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hai giai đoạn trên ao lót bạt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, an toàn, bền vững và hiệu quả.

Tính đến đầu tháng 5/2019, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng hơn 16.038ha, đạt trên 32,3% kế hoạch, trong đó, tôm sú hơn 4.054ha và tôm thẻ 11.984,6ha. Diện tích thả như trên là cao hơn 2,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Bạc Liêu đang xúc tiến đầu tư dự án phát triển hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) với tổng vốn 167 tỷ đồng; khu vực kênh Giồng Me, kênh Bạc Liêu - Cà Mau với tổng vốn trên 464 tỷ đồng.

Theo các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL, hoạt động thu mua tôm nguyên liệu trong vùng nguồn cung đang tăng và có dấu hiệu giá giảm.

(vasep.com.vn) Nhiều thông tin cho rằng giá thành tôm nuôi Việt cao, cao lắm, thậm chí có người cho là cao nhất thế giới! Có phải vậy? Tôi đi tìm lý giải, tìm ra mọi biện luận để trả sự công bằng cho người nuôi tôm thẻ chân trắng chúng ta.

Ngày 24/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp Tổng cục Thủy sản tổ chức Diễn đàn Khoa học công nghệ ứng dụng các giải pháp giảm giá chi phí sản xuất tôm nước lợ.z

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định, đến thời điểm này, người nuôi tôm nước lợ ở một số vùng nuôi trong tỉnh đã bắt đầu thu hoạch tôm nuôi với tổng diện tích thu hoạch là 30,3 ha, sản lượng đạt hơn 870 tấn, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2018.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ công nghệ với chủ đề “Nâng cao chất lượng tôm giống gắn với vùng sản xuất tôm thương phẩm”, ông Kim Văn Tiêu, phó giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia cho biết, tôm giống có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành tôm, nhưng nước ta vẫn chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ chọn tạo, gia hóa, chưa thể chủ động cung ứng giống.

Trên thị trường, nhiều thông tin “bẩn” về tôm khiến người tiêu dùng lo ngại. Vì vậy, nhằm tạo niềm tin cũng như để tăng giá trị sản phẩm tôm thì việc cần làm là phải truy xuất được nguồn gốc.

Ngày 17/5/2019, Hội đồng nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh vừa tổ chức hội nghị đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hồ lót bạt, áp dụng công nghệ Biofloc”. Dự án do thạc sĩ Long Văn Nghĩa làm chủ nhiệm.