Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra. Trước thực trạng đó, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã đầu tư thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao sản lượng. Điển hình là mô hình nuôi tôm đạt tiêu chuẩn VietGAP của ông Nguyễn Văn Tiệm, xóm Quang Trung, xã Hải Lý (Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã và đang xây dựng các mô hình liên kết để người dân và doanh nghiệp cùng làm, cùng phát triển mô hình tôm - lúa.

Hiện, tôm sú Cà Mau đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Nuturland…, có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xoay trục phát triển nông nghiệp khi lúa gạo không còn là đối tượng ưu tiên số 1, thay vào đó là ngành thủy sản đầy tiềm năng của Bạc Liêu.

Trong những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp; điều kiện thời tiết, khí hậu trong khu vực có những biến động khó lường. Những yếu tố trên ngỡ như sẽ gây bất lợi cho tình hình nuôi tôm đầu vụ tại tỉnh Sóc Trăng, nhưng điều đáng mừng là ngay trong khó khăn, nghề nuôi tôm tại tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả khá lạc quan. Dịch bệnh trên tôm được khống chế tốt, sản lượng tôm cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm. Tất cả là những tín hiệu đáng mừng để người nuôi tôm tỉnh nhà an tâm tiến hành những đợt thả nuôi mới trong năm.

Ngành nông nghiệp Cà Mau phấn đấu đến cuối năm 2025, có từ 30-50% diện tích lúa - tôm sản xuất theo mô hình an toàn, gắn với các tiêu chuẩn khắt khe phục vụ cho xuất khẩu nông – thủy sản.

Hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch, nâng cao thu nhập, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

ÐBSCL đang vào vụ mùa nuôi tôm nước lợ năm 2021, với diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch ước tính tăng so với năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát khiến việc xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp ở ÐBSCL gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ thu hẹp nên rất cần giải pháp hỗ trợ tháo gỡ của ngành chức năng.

Thời gian qua, cây rau và con tôm chính là 2 loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của ngành Nông nghiệp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). Tuy nhiên, trái ngược với sự phát triển của cây rau thì con tôm đang có dấu hiệu chững lại. Mặc dù hiệu quả về kinh tế vẫn ở mức cao nhưng vấn đề mở rộng diện tích và ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào nuôi tôm vẫn còn nhiều khó khăn.

Sản xuất, chế biến tôm là một trong những ngành chủ lực của tỉnh Cà Mau. Với thế mạnh này, tỉnh Cà Mau đã xây dựng những chiến lược phát huy hết tiềm năng nhằm phát triển thương hiệu và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.

Huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) có hàng chục ngàn hộ dân có cách nuôi tôm khá hiệu quả, tôm nuôi không cho ăn, không sử dụng thuốc tăng trưởng, tôm vẫn lớn nhanh, nhiều hộ có thu nhập cao. Cây rừng điều hoà không khí tạo được môi trường sống lý tưởng cho con tôm phát triển. Thị trường quốc tế lại ưu tiên chọn mua tôm thương phẩm từ các hộ nuôi tôm theo mô hình sinh thái.

Gần một tháng qua, giá cả vật tư đầu vào phục vụ ngành tôm liên tục tăng, trong khi giá tôm nguyên liệu có xu hướng giảm khiến nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào vụ nuôi mới.

Tầm nhìn chiến lược đưa tôm VN lên bản đồ thế giới với vị thế là nhà cung ứng tôm với chất lượng hàng đầu, và sau 28 năm, Minh Phú đã trở thành một trong những tập đoàn thủy sản hàng đầu Việt Nam và thế giới.

Thật ra, cái tên Tân Dân không hề xa lạ, trái lại là khá nổi tiếng ở Cà Mau với danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đầu tiên. Những bài viết về Tân Dân cũng rất nhiều, đa dạng về góc độ. Cái lạ chính là mỗi lần quay trở lại đất này, những câu chuyện mới, thú vị lại được gợi lên với rất nhiều cảm xúc.

Xuất khẩu tôm ở ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bình lặng nên doanh nghiệp chế biến đang tìm mọi cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.