Sau rất nhiều nỗ lực, đến thời điểm này, ngành tôm Sóc Trăng cơ bản đã vượt qua những thử thách trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo công tác phòng, chống COVID-19. Khó khăn được tháo gỡ kịp thời cùng những tín hiệu lạc quan của nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong và ngoài nước đang là những cơ hội tốt để người nuôi tôm và các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh yên tâm phục hồi chuỗi sản xuất trong những tháng còn lại của năm.

Chất lượng môi trường nuôi không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh trên tôm, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người nuôi.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra các mặt hàng nông sản ở vùng ĐBSCL gặp khó khăn, nhiều nông dân bị thua lỗ. Trong khi đó mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lãi.

Các trại tôm giống tại Bạc Liêu nhờ lực lượng bộ đội, công an “thông chốt” đã đến tay người dân. Chủ trại tôm giống, người nuôi đều mừng vì họ đã có giống để thả tôm trong vụ mùa mới, không sợ treo ao do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị kỹ các bước để phục hồi chuỗi sản xuất ngành hàng tôm nhưng do giá đang thấp, khiến người nuôi do dự cho vụ tôm cuối năm.

Tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh nuôi tôm nước lợ trong những tháng cuối năm 2021 vượt kế hoạch đề ra để bù đắp thiếu hụt sản lượng của một số lĩnh vực khác thuộc ngành nông nghiệp trong tình hình dịch dịch COVID-19 phức tạp.

Giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau bị sụt giảm, đầu ra con tôm không ổn định so với thời điểm chưa áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều này khiến cho người nuôi tôm ở Cà Mau phải đối mặt với khó khăn kép.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú, hiện nhu cầu mua tôm của khách hàng nước ngoài rất lớn, giá tôm tăng cao mà doanh nghiệp không thể sản xuất hết công suất do vướng nhiều quy định.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến lưu ý, đối với các cơ sở chế biến có trường hợp mắc Covid-19, cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để sớm hoạt động trở lại.

Đó là một trong những đánh giá của đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trong chuyến đi khảo sát tình hình khó khăn, vướng mắc trong nuôi trồng, thu hoạch, tiêu thụ thủy sản tại huyện Trần Đề, vào sáng ngày 31-8. Cùng đi còn có các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Nhằm nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp ổn định sản xuất, nắm bắt các cơ hội thị trường, đặc biệt khắc phục hậu quả do Covid-19 gây ra, sáng 1-9, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm ICAFIS (Hội nghề cá Việt Nam - VINAFIS), Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – Graisea 2, tổ chức Diễn đàn “Tôm Việt 2021 online - Giải pháp tháo gỡ khó khăn ngành tôm trong tình hình dịch bệnh Covid-19”

Cùng với cây lúa, con tôm là một trong những vật nuôi chủ lực của tỉnh Bạc Liêu. Thế nhưng lâu nay, giá tôm nguyên liệu luôn bị thả nổi và người nuôi tôm hoàn toàn ở thế bất lợi khi giá tôm có sự biến động. Nhiều bà con nuôi tôm kiến nghị, tỉnh cần có giải pháp bình ổn giá tôm như nhiều mặt hàng nông sản khác.

Doanh nghiệp nhận định từ tháng 10-12 là thời điểm có nhu cầu tôm cao trên thị trường, khi hết giãn cách xã hội thì sẽ thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng.

Sản xuất tôm là một ngành hàng không chỉ quan trọng với cả lĩnh vực thuỷ sản mà nó còn là thu nhập chính của người dân nhiều địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu... Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nguy cơ đứt gãy sản xuất của ngành hàng này đang hiện hữu trong khi nhu cầu tôm trên thế giới vẫn tăng.

Chủ tịch UBND xã Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) Nguyễn Văn Hiên cho biết, hiện toàn xã có hơn 2.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến (NTQCCT), với 1.622 hộ nuôi. Riêng những tháng đầu năm nay đã nhân rộng được 340 ha nuôi tôm theo hình thức này, với 264 hộ.