Năm 2021, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ những vùng đất nhiễm mặn, đất trồng lúa kém hiệu quả của các địa phương, từ nguồn kính phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa chuyển đổi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các xã Hồng Thủy (Lệ Thủy), Gia Ninh, Hàm Ninh, Vĩnh Ninh (Quảng Ninh), Đức Ninh (Đồng Hới) với tổng quy mô 4,7 ha.

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được điều đó, từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã đưa giống tôm càng xanh vào nuôi thử nghiệm tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Nhân rộng diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mô hình nuôi tôm sạch gắn phát triển thương hiệu tôm rừng, tôm lúa...

Năm 2007, anh Trần Viết Quang, hội viên nông dân Chi hội Nam Sơn, xã Trung Giang, Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn vay 1 tỉ đồng qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với 2 ao tôm, diện tích mặt nước 8.000 m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, số lượng tôm giống thả khoảng 50 vạn con/vụ, sản lượng đạt 6 - 7 tấn/vụ.

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu tôm chủ lực của cả nước. Dù đang gặp những khó khăn bởi dịch Covid-19, song các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn nỗ lực hoạt động để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu; đồng thời, giải quyết việc làm và ổn định nguồn tiêu thụ tôm nguyên liệu. 

Phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, từ năm 2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Hải (khóa XII) đã ban hành Chỉ thị 06 về quy hoạch, đầu tư để các xã phía Đông phát triển thành vùng sản xuất tập trung về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC) và các xã phía Tây là vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp (QCCT-KH) theo hướng bền vững, chất lượng cao. Qua hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị 06 đã mang lại nhiều kết quả và bài học kinh nghiệm cho Đông Hải trong chỉ đạo phát triển sản xuất.

Tình hình sản xuất, cung ứng nông sản trong thời gian giãn cách xã hội đến ngày 31/7, theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau vẫn ổn định. Các vật tư thiết yếu phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cung ứng đầy đủ, chưa tăng giá. Tuy nhiên, theo dự báo, riêng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng có khả năng không đủ cung cấp.

Có thể ví mã số cơ sở nuôi tôm như số căn cước công dân của mỗi người. Từ mã số sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi tôm là ai, có địa chỉ ở đâu, nuôi tôm nước lợ hay nước ngọt… Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ diện tích tôm nuôi ở Việt Nam được cấp mã số còn rất khiêm tốn.

Tỉnh Sóc Trăng có thế mạnh phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt nuôi tôm nước lợ đang chuyển hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, mở hướng phát triển bền vững.

Hai vụ tôm, một vụ lúa kết hợp tại huyện Hồng Dân đã phát huy giá trị kinh tế. Mô hình này có tới 3 con tôm, gồm: thẻ, sú, càng xanh ôm cây lúa.

Dù gặp thời tiết bất thuận, nhưng nhờ công tác quan trắc môi trường của ngành chức năng đã giúp người nuôi tôm ở Bình Định đạt được hiệu quả cao.

Tôm càng xanh thu hoạch cần nhiều nhân công và chủ yếu bán tươi sống nên khó tiêu thụ, giá tiếp tục giảm sâu do nhu cầu thị trường giảm mạnh.

Vài năm gần đây, ở lĩnh vực nuôi tôm nước lợ tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để “tăng tốc” phát triển bền vững hơn thì cần có thêm những giải pháp hiệu quả, tăng cường đầu tư.

Thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết mùa mưa năm nay tại miền Nam đến sớm hơn mọi năm; những cơn mưa lớn diện rộng sẽ có khoảng 7-8 đợt, xuất hiện từ khoảng tháng 5 -10, trung bình mỗi tháng có 1-2 đợt mưa lớn và giông mạnh,…

Từ đầu năm đến nay, do thời tiết ít thuận lợi, nắng nóng kéo dài, không đảm bảo môi trường, nên tôm nuôi không phát triển, xảy ra dịch bệnh ở một số vùng nuôi. Ngành NN-PTNT yêu cầu các địa phương chủ động phối hợp để kiểm tra, hướng dẫn người nuôi xử lý, ngăn ngừa dịch bệnh trên tôm, tránh lây lan và có giải pháp ổn định các vùng nuôi.