Ngày 17/11, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam.

Chiều 17/11, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo Chuyên đề 9 với chủ đề: “Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bất chấp hoạt động thương mại quốc tế đang đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Australia ghi nhận nhiều tiến triển, bước đầu "chinh phục" thành công một trong những thị trường khó nhất thế giới, phản ánh mối quan hệ thương mại hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và đi vào chiều sâu.

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các loài thủy sản nuôi chủ lực, gắn với truy xuất nguồn gốc để đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu.

Nhằm cung cấp những kiến thức, thông tin bổ ích về các cơ hội mà EVFTA mang lại, ngày 16/11, Văn phòng Bộ Công Thương phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu tập huấn truyền thông cho các phóng viên, nhà báo với chủ đề “Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu COVID-19”.

Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.

Thông tư 11 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/11/2021 thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ NN-PTNT về danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành.

(vasep.com.vn) Dự báo năm 2022, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đạt 66,12 triệu tấn, trong đó chế biến thuỷ sản 23,06 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản của thị trường này dự kiến đạt 70,9 triệu tấn, với mức tiêu thụ bình quân là 14,9 kg/người/năm.

(vasep.com.vn) Ngày 9/11/2021, Văn phòng Chính phủ đã có công văn đề nghị Bộ Công Thương xem xét và trả lời VASEP về việc các DN ở nhiều tỉnh không nhận được hỗ trợ tiền điện đợt 5 theo Nghị Quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ.

(vasep.com.vn) Chiếm 17 – 18% XK thuỷ sản Việt Nam trong 2 năm qua với trên 1,4 tỷ USD, Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường NK của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, do XK sang thị trường này sụt giảm liên tục từ đầu năm đến nay, nên 3 quý đầu năm 2021, XK sang Trung Quốc chỉ còn chiếm 11% tổng XK thủy sản của Việt Nam.

Hơn 30 năm xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hệ thống phân phối tại thị trường này, nên hàng hóa bị động và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu mối ở Trung Quốc.

Dịch Covid-19 đã để lại những tác động vô cùng to lớn đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp. Nhưng vượt lên khó khăn, bằng nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, ngành nông nghiệp vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều loại nông sản và thực phẩm của nước ta, nhất là trái cây, rau củ, thủy sản và cả lúa gạo. Đây được đánh giá là thị trường còn tiềm năng phát triển bởi quy mô dân số đông và nằm giáp nước ta. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường chúng ta xuất khẩu “dễ tính” nữa bởi đã áp dụng nhiều quy định về tiêu chuẩn, chất lượng và bao bì nhãn mác đối với sản phẩm nông, thủy sản nhập khẩu...

(vasep.com.vn) Theo Undercurrentnews, Duma Quốc gia, Hạ viện Nga, đã thông qua dự thảo luật sửa đổi mã số thuế của nước này, nhằm sửa đổi thuế suất áp dụng cho các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu các sản phẩm đánh bắt tự nhiên chưa qua chế biến.

Đến 2/11 vừa qua, có 6 nước ASEAN và 4 nước đối tác nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN nên Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022.