Xuất nhập khẩu

Đánh giá tác động của căng thẳng Biển Đỏ đối với Việt Nam, VDSC cho rằng các ngành xuất khẩu sẽ chịu tác động khác nhau.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng hải phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trước tình trạng cước vận tải biển với hàng container đi châu Âu, châu Mỹ tăng cao.

Căng thẳng trên Biển Đỏ khiến giá cước vận tải tàu biển tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển hướng thị trường xuất khẩu để duy trì việc xuất khẩu.

DN xuất khẩu vừa trải qua 1 năm khó khăn về thị trường thì giờ lại đối mặt thách thức cước phí vận tải biển tăng, làm cho nhiều DN càng đuối sức, nhất là DN nhỏ.

Mỹ là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2024, tiềm năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này được nhiều chuyên gia đánh giá ngày càng rộng mở, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần.

(vasep.com.vn) Tháng 12/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ. Tính lũy kế cả năm 2023, kim ngạch XK thủy sản đạt gần 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm 2022.

Hàng nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam chưa được cấp mã vùng nuôi, khiến sản phẩm nuôi trồng chỉ tiêu thụ thị trường nội địa mà không thể xuất khẩu.

Đại diện hiệp hội ngành hàng thuỷ sản, lâm sản cho rằng nửa đầu năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.

(vasep.com.vn) Sau 5 năm Hiệp định Thương mại tự do CPTPP có hiệu lực (từ 14/1/2019), thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên, tuy nhiên cũng có những khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng việc gia tăng XK sang các thị trường trong khối này.

Hoạt động vận tải hàng hóa qua Biển Đỏ giảm 20% trong tháng 12/2023, do các tàu chở hàng phải hủy chuyến hoặc đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi để tránh nguy cơ bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 sẽ chỉ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2023 do nhu cầu thị trường chưa chắc chắn và kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Các cuộc tấn công nhằm vào tàu bè ở Biển Đỏ đang đẩy giá cước vận tải biển tăng mạnh, dẫn tới những cảnh báo về lạm phát và những chuyến hàng đến trễ…

Năm 2024 được nhận định là một năm đầy khó khăn và thách thức cho vận tải biển container toàn cầu nói riêng, ngành logistics nói chung. Các doanh nghiệp logistics cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức này để đề ra những chiến lược, chính sách kinh doanh tối ưu, hầu mong đưa doanh nghiệp “vượt sóng cả” tồn tại qua giông bão, chủ động chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới vượt đáy đi lên.

Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỉ USD. Tuy chỉ tăng 3% so với 2023, nhưng trong bối cảnh nhiều khó khăn bủa vây, chỉ tiêu này vẫn sẽ là thách thức.

Theo dự báo, nhiều khó khăn sẽ tiếp tục chi phối tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản, làm chậm khả năng phục hồi; do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2024 đạt 9,5 tỷ USD.