Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Sau 5 năm Hiệp định Thương mại tự do CPTPP có hiệu lực (từ 14/1/2019), thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên, tuy nhiên cũng có những khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng việc gia tăng XK sang các thị trường trong khối này.

Hoạt động vận tải hàng hóa qua Biển Đỏ giảm 20% trong tháng 12/2023, do các tàu chở hàng phải hủy chuyến hoặc đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi để tránh nguy cơ bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 sẽ chỉ phục hồi nhẹ so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2023 do nhu cầu thị trường chưa chắc chắn và kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Các cuộc tấn công nhằm vào tàu bè ở Biển Đỏ đang đẩy giá cước vận tải biển tăng mạnh, dẫn tới những cảnh báo về lạm phát và những chuyến hàng đến trễ…

Năm 2024 được nhận định là một năm đầy khó khăn và thách thức cho vận tải biển container toàn cầu nói riêng, ngành logistics nói chung. Các doanh nghiệp logistics cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức này để đề ra những chiến lược, chính sách kinh doanh tối ưu, hầu mong đưa doanh nghiệp “vượt sóng cả” tồn tại qua giông bão, chủ động chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới vượt đáy đi lên.

Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỉ USD. Tuy chỉ tăng 3% so với 2023, nhưng trong bối cảnh nhiều khó khăn bủa vây, chỉ tiêu này vẫn sẽ là thách thức.

Theo dự báo, nhiều khó khăn sẽ tiếp tục chi phối tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản, làm chậm khả năng phục hồi; do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2024 đạt 9,5 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Vương quốc Anh lần đầu tiên là thị trường cá tuyết đông lạnh lớn nhất của Na Uy kể từ năm 2010, sau khi khối lượng sang Trung Quốc giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cước tàu biển ở một số tuyến tăng hơn gấp đôi do căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp diễn hoặc leo thang. Giá cước tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Ngày 14/12/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3235/QĐ-BCT phê duyệt và công bố Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2022. Theo đó, có 46 doanh nghiệp chế biến, XK thủy sản nằm trong danh sách này.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trước đây.

(vasep.com.vn) Năm 2023, lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá XK giảm và những khó khăn, bất cập trong SX kinh doanh trong nước khiến kết quả XK thủy sản giảm 17% so với năm 2022, chỉ đạt 9 tỷ USD.

Thời gian vừa qua, tại khu vực Vịnh Aden và Biển Đỏ xuất hiện tình trạng tàu biển chuyên chở hàng hóa bị tấn công, dẫn đến việc một số hãng vận tải biển đã ra thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực Biển Đỏ, thay đổi lịch trình, chuyển hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của Châu Phi.

(vasep.com.vn) Năm 2023, Nhật Bản nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Trong khi XK sang Mỹ giảm sâu 29% và sang các thị trường khác trong top 5 giảm 16-18% thì XK sang Nhật có mức giảm thấp nhất, giảm 12%.

(vasep.com.vn) Tính đến cuối tháng 11/2023, XK thủy sản của cả nước đạt trên 8,2 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính XK thủy sản tháng 12 đạt gần 800 triệu USD, tương đương với tháng 11, đưa tổng XK thủy sản cả năm 2023 lên khoảng 9 tỷ USD, thấp hơn 17% so với mức kỷ lục gần 11 tỷ USD của năm 2022.