Thủy sản trở thành “ yếu tố tác động thói quen” người tiêu dùng

(vasep.com.vn) Kinh doanh thủy sản bị gián đoạn nghiêm trọng chưa từng có do đại dịch COVID-19 bùng phát một năm trước và thói quen tiêu thụ thủy sản cung thay đổi.
Thủy sản trở thành “ yếu tố tác động thói quen” người tiêu dùng
Thủy sản trở thành “ yếu tố tác động thói quen” người tiêu dùng

Trong khi doanh số bán hải sản tươi sống tăng vọt vào tháng 3/2021 nhờ kỳ nghỉ lễ Phục sinh sớm, thì doanh số bán sản phẩm đông lạnh và bảo quản lại giảm, sau khi lượng mua tăng đột biến vào năm 2020 để dự trữ trong đại dịch.

Doanh thu hải sản tươi sống tăng 13,3% lên 548 triệu USD (459 triệu EUR), so với tháng 3 năm 2020, theo dữ liệu của IRI và 210 Analytics do Elanco tài trợ. Doanh thu đông lạnh giảm 12,6% xuống 591 triệu USD (495 triệu EUR) và doanh thu thủy sản bảo quản giảm mạnh 52,7% xuống 204 triệu USD (171 triệu EUR).

Tháng 3/2020, doanh số bán hàng tăng đột biến vào dẫn đến số liệu tháng 3/2021 so sánh không thuận lợi. Roerink cho biết, doanh số bán thịt và gia cầm đông lạnh vẫn sụt giảm nhiều hơn và so với tháng 3/2019, doanh số bán thủy sản đông lạnh, tươi sống và hải sản bảo quan đều tăng trưởng. Doanh số bán hàng thủy hải sản đông lạnh tăng 29% so với tháng 3/2019, trong khi doanh số bán hàng hải sản tươi sống tăng 26% và doanh số bán các mặt hàng bảo quản tăng 2%.

Roerink cho biết: Thủy sản đông lạnh là sản phẩm dẫn đầu về tăng trưởng doanh số trong phân khúc thực phẩm đông lạnh vào năm 2020, cũng như trong tháng 1 và tháng 2 năm nay nhớ từ sự gia tăng của các hộ gia đình, tăng các chuyến đi và tăng chi tiêu cho mỗi chuyến đi,” Roerink nói.

Cá đông lạnh là mặt hàng thủy sản lớn nhất trong tháng 3/2021, đạt doanh thu 340 triệu USD (285 triệu EUR). Doanh số tháng 3 của tôm nguyên liệu đông lạnh - phân khúc lớn thứ hai của thủy sản - đã tăng 56,2% so với mức trước đại dịch và cũng tăng 5,3% so với tháng 3/2020. Ở mảng thủy sản tươi sống, cá hồi là mặt hàng bán chạy nhất trong tháng 3, đạt doanh thu 184 triệu USD (154 triệu EUR).

Vì nhiều bữa ăn vẫn đang được chuẩn bị ở nhà và do kỳ nghỉ lễ Phục sinh vào ngày 4/4, tất cả hải sản tươi sống cao cấp - đặc biệt là cua và tôm hùm - hoạt động rất tốt vào tháng trước, theo Roerink. Theo Roerink, doanh số bán thủy sản có vỏ luôn tăng trưởng vượt trội, với mức tăng cao nhất trong quý II/2020, trong khi doanh số bán cá có vây đang giảm dần, theo Roerink.

“Tất cả 10 loại hải sản tươi sống hàng đầu được xếp hạng theo doanh số bán hàng đều tăng vào tháng 3/2021 so với mức bình thường trước đại dịch năm 2019, ngoại trừ cá rô phi,” Roerink nói. “Nhiều loại cá cũng tăng trưởng qua từng năm, với một số ngoại lệ hơn ở cá hồi, cá da trơn và cá rô phi không thể so sánh với mức tăng đột biến trong năm 2020”.

Một tin vui khác cho các nhà cung cấp hải sản tươi sống là các nhà bán lẻ tiếp tục đầu tư vào nhiều loại hải sản tươi sống hơn. Số lượng mặt hàng trung bình mỗi tuần trên mỗi cửa hàng tăng từ 42,2 vào tháng 3/2020 lên 43,2 vào tháng 3/2021. “Ngược lại, số lượng mặt hàng trung bình trong ngành thịt tiếp tục giảm so với trước đại dịch,” Roerink nói.

Roerink cho biết doanh số bán lẻ thủy sản bán lẻ của cô không chắc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhiều trong vài tháng tới. Một số chỉ số về mức dịch chuyển của người tiêu dùng - phản ánh mức độ dịch chuyển của mọi người để đi học, đi làm, đi ăn tối, đi nghỉ hoặc thăm gia đình và bạn bè - đang có xu hướng cao hơn, điều này có thể phản ánh sự chuyển dịch từ chi tiêu bán lẻ sang dịch vụ thực phẩm.

Vào tháng 3, các chuyến đi bằng máy bay, đặt chỗ trên OpenTable, số liệu thống kê về lái xe và đi bộ của Apple, doanh số bán xăng và việc mở cửa trở lại các trường học cho thấy mức độ dịch chuyển của người tiêu dùng cao hơn, có khả năng dẫn đến sự thay đổi từ chi tiêu ăn uống tập trung ở nhà sang mức độ tham gia nhiều hơn vào dịch vụ ăn uống.

Roerink nói: “Nó cũng có thể thúc đẩy nhu cầu gia tăng đối với các giải pháp thủy sản tập trung vào sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, bao gồm cả các mặt hàng bảo quản, tươi sống và đông lạnh”.

Tuy nhiên, 40% người tiêu dùng cho biết họ mong muốn được ăn tối thường xuyên hơn như trước khi xảy ra đại dịch - tăng từ mức thấp 19% vào tháng 7/2020.

Trong một lợi ích cho việc bán lẻ thủy sản, số người làm việc tại nhà vẫn tiếp tục ở mức cao hơn so với trước đại dịch. Tính đến tháng 3/2021, 44% những người làm việc tại nhà một số hoặc tất cả các ngày trong tuần cho biết họ tin rằng họ sẽ tiếp tục làm như vậy sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

Roerink nói: “Điều này có nghĩa là sự tiếp tục của nhiều bữa sáng và bữa trưa tại nhà hơn và ít đi lại trong thời gian ăn tối hơn. Ngoài ra, 45% trẻ em trong độ tuổi đi học và 52% thanh thiếu niên chỉ tham gia vào giáo dục trực tuyến”.

Theo Numerator Analyst Amanda Schoenbauer, thịt có nguy cơ sụt giảm doanh số bán hàng cao hơn 50% so với các loại hàng tạp hóa thông thường khi các nhà hàng và dịch vụ nhanh mở cửa trở lại.

Trong một cuộc khảo sát năm, Numerator nhận thấy rằng vào năm 2020, thủy sản là “yếu tố tác động đến thói quen” nhiều hơn so với những năm trước đây. Những người mua hải sản tươi sống mới cho biết họ có khả năng hình thành thói quen cao hơn 78% vào năm 2020 và những người mua hải sản đông lạnh mới có khả năng hình thành thói quen cao hơn 14%.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhất đến cả sức khỏe và tài chính, với 44% người tiêu dùng ở Mỹ thuộc nhóm “lo lắng nhất”, so với 34% người tiêu dùng quốc tế. Trong số những người tiêu dùng lo lắng nhất, 73% cho biết họ quan tâm đến việc mua thực phẩm từ nhà hàng để được giao tận nhà và 70% cho biết họ quan tâm đến việc đặt hàng tạp hóa trực tuyến.

Đại dịch cũng đang thúc đẩy các mối quan tâm xung quanh tính bền vững. 80% người tiêu dùng quốc tế và 71% ở Hoa Kỳ cho biết họ quan tâm hơn đến môi trường, với 28% người tiêu dùng Mỹ cho biết những lo ngại đó đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục