(vasep.com.vn) Một trong những giám đốc điều hành hàng đầu của ngành cho biết, hạn ngạch cá minh thái của Hoa Kỳ tăng 17% và nguồn lao động dồi dào hơn sẽ đưa tỷ lệ sản xuất phile block và surimi trở lại khoảng 50/50 trong năm 2023.

(vasep.com.vn) Theo Ủy ban Cá của GSMC, nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ đang tăng lên trong khi cá rô phi đang giảm trên thị trường, giá NK hai loài đều bình thường và nguồn cung ổn định.

(vasep.com.vn) Năm 2022, ngành cá tra Việt Nam đã về đích với kim ngạch XK 2,44 tỷ USD, tăng 51% so với năm 2021. Sản phẩm cá tra phile đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng chi phối 86%. XK cá tra tăng mạnh nhất trong quý II và giảm dần trong nửa cuối năm, xuống mức thấp nhất trong quý IV do nhu cầu giảm và ảnh hưởng của lạm phát tại các thị trường. Trung Quốc và Mỹ vẫn là 2 thị trường chiếm tỷ trọng chi phối đối với sản phẩm cá tra XK của Việt Nam, chiếm trên 53%.

(vasep.com.vn) Mặc dù xu hướng thực tế là sản xuất, chế biến philê cá thịt trắng đông lạnh hai lần đang được thực hiện ở các quốc gia khác ở châu Á, nhưng bề dày kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến này khó có thể thay thế được. Tuy nhiên, trước mắt ngành chế biến nước này chưa trở lại bình thường vì Covid.

(vasep.com.vn) Dự kiến sản lượng thu hoạch cá tuyết Đại Tây Dương toàn cầu sẽ giảm 14% xuống còn 929.000 tấn vào năm 2023, mức thấp nhất trong khoảng 26 năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá cá tra, tôm nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 12/2022 giảm nhẹ trong bối cảnh nhiều khó khăn.

Năm 2022, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới. Thông tin trên được đưa ra trong Báo cáo ngành hàng cá tra mới được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa cho ra Báo cáo ngành hàng cá tra Việt Nam (2017 - 2022), dự báo đến năm 2025. Theo đó, trong năm 2022, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới.

VCBS cho rằng Mỹ và Trung Quốc là những điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp cá tra Việt Nam nhờ các yếu tố như giá cả hợp lý trong bối cảnh lạm phát, thuế chống bán phá giá 0% và thị trường mở cửa hậu COVID.

Theo SSI, lạm phát trong năm 2023 tiếp tục là thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngành cá tra có phần khởi sắc khi thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc đã mở cửa trở lại.

Ngành cá tra đã kết thúc một năm đầy khó khăn nhưng cũng đầy cảm xúc với những kết quả rất đáng tự hào, lần đầu tiên xuất khẩu cá tra trên 2,4 tỷ USD. Nhưng nốt trầm còn đó...

(vasep.com.vn) Là loài cá thịt trắng nuôi đặc sắc của Việt Nam, cá tra ngày càng được người tiêu dùng trên thị trường thế giới yêu thích vì sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính, dễ chế biến và giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ. Tới năm 2022 cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về ATTP và các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.

(vasep.com.vn) 2,3 tỷ USD kết quả XK tính đến hết tháng 11 thể hiện một năm thành công của doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Và ngành cá tra có thể lạc quan với kỷ lục trên 2,4 tỷ USD năm 2022.

(vasep.com.vn) Năm 2022, bên cạnh thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN cũng có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2022, XK cá tra sang khối thị trường này đạt 183 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. ASEAN chiếm 8% tổng XK cá tra gần 2,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay. Trong đó, nổi trội nhất là thị trường Thái Lan, chiếm trên 45% giá trị NK cá tra của toàn khối.

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu 513.000 tấn cá minh thái bỏ đầu và ruột, chủ yếu có nguồn gốc từ Nga, khi hoạt động thương mại mặt hàng cá này của nước này trở lại mức bình thường. cá minh thái trong hơn mười năm, tổng cộng 382.000 tấn.