Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết. EVFTA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với ngành Thủy sản Việt Nam nói chung, và ngành cá ngừ nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng như hiện nay.

(vasep.com.vn) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – 28 nước thành viên EU (EVFTA) là một hiệp định thương mại thế hệ mới, dự báo mang đến nhiều cơ hội cho ngành cá ngừ Việt Nam trong việc khai phá các thị trường. Với mặt hàng cá ngừ, khi EVFTA có hiệu lực mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế so với các nước như Thái Lan hay Trung Quốc, các nước đối thủ lớn của Việt Nam đang nắm giữ thị phần XK lớn tại EU nhưng đều chưa ký kết FTA với EU.

(vasep.com.vn) Tháng 3/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký kết bởi 11 thành viên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định này đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand và Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Hầu hết các thị trường này không phải là thị trường lớn đối với cá ngừ Việt Nam nên khả năng đem lại sự đột phá cho XK là tương đối nhỏ.

(vasep.com.vn) Ngày 5/5/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với các FTA đã ký trước đó của Việt Nam với các nước, VKFTA không thực sự mang lại nhiều thuận lợi cho ngành cá ngừ.

(vasep.com.vn) Trước năm 2015, Nga là một thị trường XK cá ngừ “nhỏ” của Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) (VCUFTA) và có hiệu lực vào ngày 05/10/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã khởi sắc. Tuy nhiên thời gian gần đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này giảm.

(vasep.com.vn) Từ ngày 01/01/2014, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Chile (VCFTA) chính thức có hiệu lực. Và cũng từ đó, XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng tăng trưởng liên tục. Chile hiện đang là thị trường XK cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 16 của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Ngày 1/10/2009, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực. Theo cam kết trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đặc biệt là miễn thuế đối với 86% sản phẩm nông nghiệp (trong đó có mặt hàng cá ngừ) xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản không khả quan hơn.

(vasep.com.vn) ASEAN hiện đang là 1 trong những thị trường XK cá ngừ quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường đang có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực từ năm 2010, hầu hết các dòng thuế về 0% đã là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng XK cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN.

(vasep.com.vn) Ba tháng đầu năm 2019, XK cá ngừ của Việt Nam đã đạt hơn 163 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của cả quý không cao nhưng tốc độ tăng trưởng XK sang một số các thị trường lớn thật ấn tượng!

(vasep.com.vn) Hai tháng đầu năm 2018, trong khi XK cá ngừ của Việt Nam sang EU hay Israel giảm so với cùng kỳ, XK sang Trung Quốc lại tăng đột biến 771%. Với sự tăng trưởng này, hiện Trung Quốc đang là thị trường NK cá ngừ lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, EU, Israel và ASEAN.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2019, XK cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2018, đạt hơn 39 triệu USD. XK sang các thị trường chính có nhiều biến động. Một trong những nguyên nhân chính là do DN bị vướng cùng lúc hai thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dẫn đến thiếu nguyên liệu, sản xuất bị đình trệ và XK giảm tại một số thị trường.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá ngừ của Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018. Trong đó, các mặt hàng NK chính như cá ngừ chế biến đóng hộp và thăn/philê cá ngừ đông lạnh cũng có xu hướng tăng trưởng. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, NK cá ngừ của Mỹ năm 2018 tăng 13% về giá trị và 6% về khối lượng so với năm 2017.

(vasep.com.vn) Ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã trở quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định này. CPTPP dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi thế và cơ hội XK cho các DN chế biến và XK cá ngừ Việt Nam. Và 1 trong những đối tác tiềm năng, những nước tham gia CPTPP, cho ngành cá ngừ Việt Nam trong thời gian tới chính là Mexico.

(vasep.com.vn) Năm 2018, giá cá ngừ nói chung đã giảm hơn so với năm 2017, tuy nhiên điều này không có bất kỳ tác động nào tới nhu cầu tại thị trường EU. Năm qua, lượng tồn kho tại thị trường EU ở mức cao và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp thông thường đang ở mức bão hòa nên có tác động tới xu hướng NK tại thị trường này. Trong 11 tháng đầu năm 2018, tổng NK cá ngừ của EU giảm 5%, xuống còn 923 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, xét về giá trị, NK cá ngừ của EU vẫn tăng 11% so với năm 2017, đạt hơn 5 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Từ năm 2013 - 2018, XK hải sản của Việt Nam luôn chiếm từ 29 - 33% tổng giá trị XK thủy sản hàng năm. Sáu năm qua, XK hải sản tăng trưởng liên tục, với mức tăng trung bình hàng năm gần 8%.