Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Sự bùng phát đại dịch Covid-19 tại thị trường Nhật Bản tiếp tục ảnh hưởng tới ngành cá ngừ nước này. Người dân Nhật Bản đang phải thay đổi thói quen tiêu thụ cá ngừ của mình bằng cách chuyển từ ăn nhà hàng sang ăn tại nhà. Các nhà hàng sushi mặc dù đã chuyển đổi sang hình thức mua hàng mang về nhưng doanh số vẫn sụt giảm.

(vasep.com.vn) Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, ngành cá ngừ lại đối mặt với mối lo làn sóng Covid-19 diễn ra lần 2. Điều này đã tác động mạnh đến thị trường cá ngừ thế giới chung và xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam nói riêng. Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 vẫn tiếp tục giảm, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019, đạt gần 293 triệu USD.

(vasep.com.vn) Thị trường cá ngừ đóng hộp tại Slovakia, đất nước Đông Âu, đã tăng gần gấp đôi chỉ trong 2 năm, cho thấy đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các nhà chế biến cá ngừ. Theo số liệu thống kê của Eurostate, thị trường Slovakia có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều các sản phẩm cá ngừ cắt lát cao cấp và cả các sản phẩm bình dân.

(vasep.com.vn) Là nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 trên thế giới nhưng các lô hàng của Ecuador xuất khẩu sang Mỹ không đáng kể. Trên thực tế, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này trong 3 năm qua chỉ chiếm 1,6% tổng nhập khẩu của Mỹ. Có thể thấy con số này thấp hơn đáng kể so với số lượng xuất khẩu sang EU của Ecuador. Năm ngoái, số lượng cá ngừ đóng hộp mà các nhà chế biến Ecuador đã xuất khẩu sang EU nhiều gấp 67 so với số lượng xuất khẩu sang Mỹ.

(vasep.com.vn) Trong tháng 5/2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường chính vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy tác động của dịch Covid-19 tới ngành cá ngừ vẫn còn kéo dài.

(vasep.com.vn) Ba Lan là thị trường nhập khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp lớn thứ 10 trong khối EU tính đến năm 2019. Trong số các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp, Ba Lan nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp hay đóng túi, đặc biệt là thịt cá ngừ xé vụn (flake) đóng hộp. Sau sự sụt giảm vào năm 2017, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào Ba Lan tăng trưởng liên tục.

(vasep.com.vn) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được Quốc hội phê chuẩn vào ngày 8/6 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đang rất trông chờ điều này, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cá ngừ đóng hộp, dòng sản phẩm Việt Nam đang không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Philippines hay Ecuador do thuế cao trên thị trường EU.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) trong quý đầu tiên của năm 2020 giảm cả về khối lượng và giá trị. Mặc dù phần lớn các nước nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp tại EU trong quý I/2020 đều giảm nhập khẩu so với cùng kỳ, tuy nhiên mức giảm không nhiều, mà phần lớn sự sụt giảm là do việc Anh rời khỏi EU (Brexit).

(vasep.com.vn) Đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường. Tính đến hết tháng 4/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 196 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019. Cho tới nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, cũng có một số tín hiệu tốt từ các thị trường nhập khẩu như Nhật Bản và Ai Cập. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ cũng đang cố gắng mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới nhằm bù đắp lại lượng sụt giảm tại các thị trường truyền thống.

(vasep.com.vn) Sau sự sụt giảm trong năm 2019, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào Mỹ đã có sự phục hồi trong quý I/2020, cho thấy một xu hướng tích cực hơn trong nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ trong năm nay.

(vasep.com.vn) Ngành cá ngừ Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh covid-19. Xu hướng tiêu thụ của người dân Nhật Bản cũng thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh và tác động từ việc tăng thuế tiêu dùng của Chính phủ. Người dân hạn chế ăn uống bên ngoài và chuyển sang nấu ăn tại nhà.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Bồ Đào Nha năm 2019 thấp hơn so với năm 2018. Theo số liệu thống kê của Eurostat, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Bồ Đào Nha từ các nguồn cung chính ngoài khối năm 2019 phần lớn đều giảm so với năm 2018, trong khi nhập khẩu từ các nước nội khối tăng.

(vasep.com.vn) Cá ngừ là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong nhiều thực đơn của dịch vụ ăn uống, văn phòng, trường học và nhà hàng. Tuy nhiên, các biện pháp mà nhiều nước đang thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã gần như “giết chết” nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.

(vasep.com.vn) Trong năm 2019, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Liên minh Châu Âu (EU) vẫn ở mức ổn định, gần tương đương so với cùng kỳ năm 2018. EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này là do sự phục hồi xuất khẩu sang các thị trường chính như EU, ASEAN, Canada và Ai Cập. Tuy nhiên, xu hướng này dự kiến sẽ không kéo dài do các doanh nghiệp đang thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu và dịch corona ảnh hưởng mạnh đến sản xuất XK của các doanh nghiệp cá ngừ.