Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Năm 2019, nhập khẩu cá ngừ của Đức giảm liên tục. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), nhập khẩu cá ngừ của Đức đạt 81 nghìn tấn, trị giá 383 triệu USD, giảm 14% về khối lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong cơ cấu nhập khẩu cá ngừ của nước này năm 2019, hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Năm 2019, nền kinh tế suy yếu và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm đã ảnh hưởng tới thị trường cá ngừ Italy, thị trường cá ngừ lớn thứ 2 ở châu Âu. Theo số liệu thống kê của Eurostat, 11 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu cá ngừ của Italy đạt 152 nghìn tấn, trị giá 885 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường trong tháng đầu năm 2020 không mấy khả quan. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt gần 40 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng liên tục trong 3 năm kể từ năm 2016, NK cá ngừ của Anh từ Việt Nam năm 2019 giảm. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Anh năm 2019 chỉ đạt hơn 7 triệu USD, giảm 1%. Cùng với xu hướng đó, Anh cũng đang giảm NK cá ngừ từ các nước. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), NK cá ngừ của Anh năm 2019 giảm cả về khối lượng (giảm 2%) và giá trị (giảm 8%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là vì Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã ảnh hưởng tới niềm tin và hành vi tiêu dùng của người dân Anh.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính tổng cả năm 2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt gần 140 triệu USD, giảm 12% so với năm 2018. Năm qua, hầu hết các nước EU đều giảm nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam, trừ Italy, Bỉ, Hy Lạp, Phần Lan, Bungari Và Hungari. Trong đó, đáng chú ý Hy Lạp và Phần Lan có tốc độ tăng trưởng cao.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc hiện đang là 1 trong 8 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2019 đạt 2%. Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2018, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019 tăng gần 4%, đạt gần 15 triệu USD.

(vasep.com.vn) Tiếp nối tăng trưởng xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2019 tăng 10,2% so với năm 2018, đạt hơn 719 triệu USD. Tuy nhiên, càng về cuối năm xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá cá ngừ trên thị trường thế giới giảm mạnh, thậm chí có thời điểm còn tụt xuống mức thấp kỷ lục, điều này đã khiến cho các hoạt động giao dịch trên thị trường thế giới bị đình trệ.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng liên tục trong 3 năm trở lại đây, nhập khẩu cá ngừ của Israel từ Việt Nam đã giảm trong năm 2019. Hiện nay Israel cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu cá ngừ, nhất là các sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp.

(vasep.com.vn) Năm 2019, Mỹ, EU và ASEAN là 3 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Nếu như năm 2018, Mỹ, EU và ASEAN chỉ chiếm 67% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, năm 2019 con số này đã tăng lên 71%. Xuất khẩu cá ngừ sang cả 3 thị trường này trong năm qua nhìn chung không ổn định.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2019, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Italy đạt gần 19,4 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, hơn 82% là các sản phẩm cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô.

(vasep.com.vn) Sau hai tháng sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã đổi chiều, tăng trở lại trong tháng 11. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 11 đạt hơn 59 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường chính trong tháng này cũng đã khởi sắc.

(vasep.com.vn) Thị trường cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh cỡ >1,8kg Bangkok đã tạm thời ổn định. Nhu cầu từ ngành sản xuất đồ hộp trong nước hạn chế, sự chậm trễ thường thấy từ kỳ nghỉ cuối năm, lượng tồn kho lớn, cộng với sự chuyển hướng của một số nhà vận chuyển là các yếu tố góp phần ổn định thị trường này.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp của Đức trong 9 tháng đầu năm nay ảm đạm, chủ yếu là do sự sụt giảm nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), 9 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu cá ngừ vào thị trường này giảm 29% so với cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Tháng 10, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục giảm. Giá trị xuất khẩu trong tháng 10/2019 chỉ đạt gần 63 triệu USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 10/2019, cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 107 thị trường, trong khi năm ngoái 103 thị trường.

(vasep.com.vn) Năm 2018, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mexico sụt giảm liên tục so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, bước sang năm 2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này lại khởi sắc.