Xuất khẩu tôm chân trắng sang Nhật Bản tăng 5,8%

(vasep.com.vn) Tính đến nửa đầu tháng 4/2021, tổng giá trị XK tôm sang thị trường Nhật Bản đạt 154,2 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho tới nay, Nhật Bản vẫn là thị trường XK tôm sú lớn nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh diễn biến Covid ngày càng phức tạp, nước này tiếp tục gia tăng lượng tôm chân trắng NK với giá cả phù hợp hơn.

Xuất khẩu tôm chân trắng sang Nhật Bản tăng 58

Có thể nói, Nhật Bản là một trong những thị trường có giá NK trung bình cao. Trong năm 2020, quý 1/2021 tôm chân trắng lại chiếm tỷ trọng lớn hơn hết trong cơ cấu XK tôm sang Nhật Bản (gần 63,1%), tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Còn giá trị tôm sú sống, tươi, đông lạnh (HS03) giảm 30%, giá trị XK tôm sú chế biến (HS16) giảm 10,2%.

Giá trị XK tôm biển khác trong Q1/2021 giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng sản phẩm tôm khô (HS03) tăng 7,6% và tôm loại khác sống, tươi, đông lạnh (HS03) tăng 24,2%.

Theo thống kê của ITC, năm 2020, tổng lượng NK tôm của Nhật Bản đã giảm xuống 210.000 tấn (giảm 11 nghìn tấn so với năm 2019). Có thể nói rằng, Nhật Bản là một thị trường NK có giá NK cao nhất thế giới. Trong khi đó, trong năm qua nước này đã giảm giá trị NK một cách đáng kể, một phần có thể vì COVID-19. Sự sụt giảm này tác động mạnh tới hai thị trường cung cấp tôm lớn cho thị trường này là Việt Nam và Thái Lan.

Sự suy giảm này được cho là do dân số Nhật Bản ngày càng thu hẹp, sự cạnh tranh trên thị trường lớn hơn và việc tiêu thụ nhiều hơn các loại protein động vật khác ở các thế hệ trẻ.

Mới đây, Nhật Bản nhắc lại về quy định mới đối với hàng thủy sản NK phải ghi nhãn bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật, quy định gồm: Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Đo lường, Luật Bảo vệ sức khỏe, Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên, Luật Chống lại việc đánh giá cao, sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm, các luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật Thương hiệu). Khi nhập khẩu và bán thủy sản tươi sống vào Nhật Bản, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin dưới đây trên nhãn, theo quy định ghi nhãn chất lượng đối với sản phẩm tươi sống của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp với nông lâm sản: tên sản phẩm, tên nước xuất xứ, hàm lượng dinh dưỡng, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.

Năm 2020, giá trị NK tôm của Nhật Bản từ các nguồn cung lớn đều giảm: Việt Nam (-3,5%); Thái Lan (-16,7%); Indonesia (-3,5%); Ấn Độ (-6,3%). Có thể nói, nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này đã trải qua một năm chững.

Tạ Hà
Chuyên gia thị trường cá Tra
Email: taha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 214

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm