Campuchia bổ sung quy định cho các nhà nhập khẩu cá

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Campuchia đã quy định các biện pháp bổ sung để kiểm tra việc vận chuyển cá và các sản phẩm cá, đặc biệt là cá nhập khẩu, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu và trốn thuế.

Campuchia bổ sung quy định cho các nhà nhập khẩu cá

Giám đốc Cơ quan Quản lý Thủy sản của Bộ, Pum Sitha cho biết các công ty nhập khẩu cá và các sản phẩm cá từ nước ngoài hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và các điều kiện kỹ thuật được quy định.

Ông cho biết thêm, các biện pháp kỹ thuật và pháp lý trong công bố quy định vận chuyển thủy sản được thực hiện đồng thời, đảm bảo chất lượng, số lượng cá hoặc các sản phẩm thủy sản khác của thương nhân nhập khẩu theo đúng giấy phép.

Sitha cho biết: “Động thái này để đảm bảo các thương nhân nộp 100% thuế nhập khẩu cá, không có trường hợp buôn lậu cá hoặc các sản phẩm thủy sản sang Campuchia theo bất kỳ hành lang nào”.

Các nhà chức trách đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu cá kể từ tháng 3  sau khi chính phủ ban hành lệnh cấm nhập khẩu bốn loại cá từ Việt Nam bao gồm cá lóc và cá da trơn. Các loại cá khác được phép nhập khẩu nhưng việc thanh toán thuế quan được tăng cường nghiêm ngặt.

Ông Sitha cho biết, lệnh cấm nhập khẩu cá nuôi từ các nước láng giềng đã khiến nhu cầu cá nuôi tại địa phương tăng lên. Hiện tại, mỗi ngày có ít nhất 100 tấn cá nuôi được nhập khẩu từ Việt Nam theo nhu cầu trong nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Veng Sakhon cho biết, gần đây Bộ đang khuyến khích các thương nhân mua cá nuôi tại địa phương thay vì nhập khẩu như một biện pháp để thúc đẩy sản xuất nuôi trồng thủy sản địa phương. Số liệu từ Bộ cho thấy sản lượng cá nuôi năm ngoái đạt 400.000 tấn, trong khi cá đánh bắt từ các hồ tự nhiên và cá biển lần lượt là 413.200 tấn và 122.700 tấn.

Nuôi cá hoặc nuôi trồng thủy sản đã tăng mạnh gần đây sau khi chính phủ có đề án thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp địa phương kể từ năm ngoái. Số lượng người nuôi trồng thủy sản ở Campuchia đã tăng lên do chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy nuôi trồng thủy sản trong nước để đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục