Ngày 28/8, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học về thực trạng và giải pháp nuôi tôm siêu thâm canh (STC) trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự và phát biểu khai mạc.

Ngoài xả thải chưa qua xử lý triệt để gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài, dịch bệnh lây lan…, qua kiểm tra thực tế của cơ quan chức năng, có đến 50% diện tích và số hộ nuôi tôm siêu thâm canh (tôm công nghiệp công nghệ cao) tại Cà Mau chưa đáp ứng các điều kiện nuôi theo quy định. Đây là những “lỗ hổng” phương hại và nguy cơ đe dọa đến tính bền vững của nghề nuôi tôm tại vựa tôm lớn vùng ĐBSCL và cả nước...

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Dự án MAM, sáng 22/8, tại tỉnh Cà Mau, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức buổi hội thảo với chuyên đề “Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 111/QĐ-UBND và đề xuất cho chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau”.

Ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phát triển khá nhanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và cần được giải quyết để có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện dự án Phục hồi rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải - MAM, sáng 22/8, tại Cà Mau, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 111/QĐ-UBND và đề xuất cho chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau”.

Hiện nay, cả nước có gần 99.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng, sản lượng khoảng 427.000 tấn tôm thương phẩm mỗi năm, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân ven biển.

Lão nông khuyên người dân nên nuôi mật độ thưa để lấy chất lượng, giá bán cao và bền vững với môi trường.

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ triển khai xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh - lúa, sử dụng con giống tôm càng xanh toàn đực tại huyện Vĩnh Thạnh, quy mô 20ha, 10 hộ tham gia.

Nhờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng mà anh Nguyễn Văn Cường (SN 1973, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) có của ăn của để…

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Phú Yên vừa tổ chức diễn đàn "KHCN phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở các tỉnh miền Trung". Nhiều công nghệ, quy trình nuôi hiệu quả được giới thiệu...

Trong 7 tháng qua, tỉnh Kiên Giang thả nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp gần 2.000 ha, đạt 79% kế hoạch, tập trung phần lớn ở vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm 3 huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, thị xã Hà Tiên và vùng sản xuất U Minh Thượng; sản lượng thu hoạch khoảng 10.000 tấn.

Nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm, là một trong những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu. Hàng năm, sản lượng tôm của tỉnh đứng nhất, nhì so với cả nước. Từ khi tỉnh phát động phong trào ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đến Bạc Liêu đầu tư xây dựng các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Một số hộ có điều kiện cũng đầu tư nuôi tôm theo mô hình này. Con tôm trở thành vật nuôi quan trọng và là đòn bẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Trước giá tôm xuống thấp gần đây, nhiều hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu quyết định giãn vụ hoặc “treo ao” chờ giá.

Khi giá tôm bắt đầu tăng nhẹ vào đầu tháng 6, cùng với đó là những dự báo về việc giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng khiến người nuôi tôm “sống lại hy vọng” để mạnh dạn thả nuôi. Tuy nhiên, những diễn biến thị trường tôm từ giữa tháng 6 đến nay như muốn dập tắt mọi hy vọng của người nuôi tôm khi mùa vụ đang dần trôi về giai đoạn cuối mà giá tôm vẫn cứ quanh quẩn mức giá thành.

10 năm phát triển kinh tế với con tôm, ông Trần Hoàng Vũ - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Vũ (Ấp 3, xã Bình Thới, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) đã đúc kết những kinh nghiệm đắt giá để nuôi tôm hiệu quả. Hiểu rõ tập tính của con tôm, nắm vững kỹ thuật nuôi, kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý hiệu quả, trong vụ nuôi năm 2017, ít có người nuôi tôm nào thắng lớn như cơ sở Hoàng Vũ.