Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP, ở vụ 1 năm 2018 dịch bệnh tôm được khống chế, chi phí giảm, năng suất tăng, vùng nuôi tôm Ðông Ðiền (xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã có một vụ nuôi bội thu.

Một trong những khó khăn đối với phát triển nghề nuôi tôm lâu nay chính là đầu tư vốn cho con tôm. Tuy nhiên, bất cập này hoàn toàn có thể giải quyết và đồng vốn sẽ được khơi thông nếu xây dựng được chuỗi giá trị trong nuôi tôm.

Hiện nay, Bạc Liêu là địa phương điển hình về phát triển mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Với sản lượng đạt hơn 100.000 tấn/năm, Bạc Liêu là địa phương có sản lượng tôm đứng thứ hai cả nước (chỉ sau tỉnh Cà Mau). Song, cùng với những lợi nhuận từ con tôm mang lại, nghề nuôi tôm cũng đặt ra nhiều thách thức.

Hỗ trợ người nuôi tôm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, giảm thiểu dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nuôi tôm siêu thâm canh...

Tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi tôm, đặc biệt hình thức nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh (TC, STC) đem lại thu nhập cao cho người dân; năng suất và sản lượng tôm nuôi từ hai loại hình nuôi trên là khá cao, đóng góp khoảng 15% tổng sản lượng tôm nuôi của tỉnh.

Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành tôm, giá tôm thẻ đã bắt đầu tăng trở lại ở các tỉnh ĐBSCL. Nếu như vào đầu tháng 6, giá tôm thẻ loại 100 con/kg vẫn còn ở mức trên 70.000 đ/kg, thì tới giữa tháng 6, đã tăng lên trên 80.000 đ/kg.

Trung Quốc vừa ban hành chính sách thuế mới đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Theo đó nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: cá tra, tôm, bạch tuộc, cá ngừ nằm trong danh sách được giảm thuế.

Mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (tôm – lúa) là loại hình sản xuất đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL.

Sáng 3/6, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững. Tham dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Đại diện một số bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và người nuôi tôm của các tỉnh cùng tham dự hội nghị.

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm nay, vì vậy dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời gian tới, vào khoảng tháng 8-9 năm nay.

Nhiều năm liền nông dân ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trúng đậm vụ tôm sú trên đất lúa - tôm. Trung bình mỗi hộ thu nhập hơn 70 triệu đồng/ha, có hộ trúng đậm liền 2 vụ tôm hơn 100 triệu đồng/ha.

Từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn cả nước nói chung và của tỉnh Sóc Trăng nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn do: dịch bệnh, tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo… Hiện vấn đề được các công ty chế biến, trang trại nuôi tôm và người dân rất lo đó là tình hình giá tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của các tổ chức, cá nhân gắn bó với con tôm.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và sự giảm giá của mặt hàng tôm nuôi hôm nay (2/6), đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với một số doanh nghiệp, địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long để nắm bắt tình hình và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cho người nuôi tôm.

Bộ trưởng NN&PTNT yêu cầu phải có chính sách nuôi dưỡng vùng nuôi bền vững, tránh bị động khi giá tăng trở lại.

Hiện ngành nuôi tôm đang đứng trước không ít khó khăn, nhất là giá tôm thẻ chân trắng đã và đang sụt giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay, nhưng liệu có khởi sắc trở lại trong thời gian tới?