Vào mùa mưa, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân, nhất là nông dân, cần cảnh giác khi ra đồng lúc trời mưa dông. Đồng thời cần thường xuyên theo dõi diện tích trồng lúa, hoa màu, ao nuôi tôm để kịp thời xử lý khi bị nước ngập, hoặc làm thay đổi môi trường ao nuôi.

Để trở thành trung tâm lớn nhất vùng ĐBSCL cũng như cả nước về ngành hàng tôm đối với tỉnh Cà Mau không khó, cái khó chính là phát triển nhanh nhưng phải bền vững.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phối hợp với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam vừa tổ chức hội quán Café trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm biển công nghệ cao, 2 giai đoạn tại huyện Bình Đại.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất tôm nước lợ đối diện với những khó khăn do tôm bị dịch bệnh, thời điểm đầu tháng 5 giá tôm lại giảm sâu khiến người nuôi lãi ít.

Bình Định là tỉnh không có nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS). Do đó khi quy hoạch NTTS đến năm 2020, tỉnh đã kêu gọi đầu tư SX theo hướng ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị sản phẩm.

Năng suất đạt 30 - 40 tấn/ha, cao gấp 10 lần năng suất tôm thẻ chân trắng người dân đầu tư nuôi thâm canh trên cùng diện tích. Ðó là kết quả của việc nuôi tôm trong nhà kính, áp dụng công nghệ cao tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định).

UBND xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) cho biết: Từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết. Nghề nuôi tôm thịt chủ yếu tập trung ở các công ty lớn như Nam Miền Trung, Trường Thịnh, Việt Úc…và các hộ cá thể thả nuôi cầm chừng. Tổng diện tích thả nuôi khoảng 40ha/80 ha, đạt 50% kế hoạch năm, tổng sản lượng thu hoạch 390 tấn/760 tấn, đạt 51,32% kế hoạch năm.

Giới thiệu và chia sẻ những tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm trong nuôi trồng và sản xuất tôm sú hữu cơ ở ĐBSCL là các nội dung được quan tâm nhất tại diễn dàn Khoa học công nghệ về nuôi tôm sú hữu cơ vùng ĐBSCL, do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau tổ chức mới đây.

Cửa biển An Hải được khơi thông, nguồn nước trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) trong xanh trở lại thuận lợi cho việc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, ghẹ.

Sau thời gian giảm giá mạnh, gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại các địa phương trong tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng trở lại. Tại các xã khu Đông Tuy Phước, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg đang ở mức từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 80 - 90 con/kg từ 100 ngàn đồng/kg lên mức 105 - 110 ngàn đồng/kg.

Anh chấp nhận từ bỏ cây lúa vùng phèn chua, nhiễm mặn vùng đất Nhà Bè (TP.HCM) chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao, chẳng những làm giàu cho bản thân, anh còn giúp nhiều nông dân vùng quê nghèo này nuôi tôm làm giàu.

Kết thúc năm 2017, xuất khẩu tôm đạt giá trị 3,85 tỉ USD, tăng 22,3% so với năm trước, đặt nền móng cho giấc mơ đạt kim ngạch 10 tỉ USD vào năm 2025.

Ngoài mô hình tôm - lúa là chủ lực với hiệu quả bền vững thì thời gian gần đây, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hai giai đoạn được một số bà con trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) áp dụng cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, mô hình tôm - lúa đã được quy hoạch sản xuất ở vùng chuyển đổi của các huyện, thị trong tỉnh như: TX. Giá Rai, huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu… Lúa - tôm được đánh giá là một trong những mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bằng sự nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng, ông Lê Quang Toàn (sinh năm 1957, trú huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã vượt qua nhiều gian khó, vươn lên làm giàu từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng.