Loại hình nuôi tôm siêu thâm canh phát triển đã tạo ra hướng đi tích cực trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế nuôi trồng thuỷ sản, hướng sản xuất đến chuyên môn hoá và nâng cao năng suất sản xuất. Song, sự phát triển ồ ạt đã đặt ra thách thức lớn trong công tác quản lý về môi trường và an toàn sử dụng điện trong sản xuất.

Sáng 20/11/2018, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình nuôi tôm sú đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2017 - 2018. Hơn 100 đại biểu là người nuôi tôm đến từ các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An và Bạc Liêu tham dự (ảnh).

Ngày 16/11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty Cổ phần Tôn Đông Á tiếp nối chương trình Cùng xây cuộc sống xanh, trao hỗ trợ cho hai mô hình tại Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Nhận thấy rõ những ưu điểm của con tôm thẻ chân trắng trên vùng nước lợ, những năm qua, nông dân Thái Bình đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản truyền thống sang nuôi tôm thẻ. Việc chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi tôm không chỉ giúp bà con nông dân thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất mà còn cung cấp ra thị trường sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để khắc phục tình trạng tôm nuôi thâm canh thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm, Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh trong ao đất có hố xi phông. Đây được xem là cách làm mới và bước đầu phát huy hiệu quả.

Bạc Liêu là một trong những tỉnh nuôi tôm nước lợ trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với các hình thức nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, luân canh, nuôi kết hợp tôm-cua-cá và tôm - lúa. Trong đó mô hình tôm - lúa được nông dân Bạc Liêu áp dụng từ nhiều năm nay và được các nhà khoa học xác định là mô hình có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường.

Đó là nội dung trao đổi tại Hội thảo chuyên đề “Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng phối hợp UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức. Tham dự có đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, các nhà khoa học và bà con nuôi tôm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Ông Nguyễn Văn Phúc, xã Hải Triều (Hải Hậu, tỉnh tỉnh Nam Định) được nhiều người biết đến là một điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Hải Triều. Hiện nay, ông Phúc đang là chủ sở hữu của gần 3ha diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, trong đó, diện tích nuôi tôm sú là chủ yếu… Với năng suất bình quân 15-17 tấn/ha, theo giá thị trường hiện nay, ông đã có thu nhập 400-500 triệu đồng/năm.

Hiện nay, ở các xã khu Đông Tuy Phước, tỉnh Bình Định giá tôm sú đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng. Theo khảo sát, tôm sú cỡ từ 20-30 con/kg có giá từ 240-250 ngàn đồng/kg, tăng từ 15.000-20.000 đồng so với tháng trước.

Ngày 16/11, UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học tổng kết thực tiễn về phát triển ngành tôm Bạc Liêu gắn với ứng dụng công nghệ cao, chuỗi giá trị ngành tôm và xây dựng thương hiệu quốc gia. Dự hội thảo có các ông: Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, Phân viện Quy hoạch, các tập đoàn, doanh nghiệp nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao…

Theo các chuyên gia, ngành xử lý phụ phẩm tôm có thể mang về 3 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam.

Chỉ tính 10 năm phát triển (2008 -2018), ngành tôm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu. Nó luôn giữ vai trò “trụ đỡ” và góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 42% GDP toàn tỉnh.

Mới đây, Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Diễn đàn tôm Việt với chủ đề “Giải pháp giảm giá thành trong nuôi tôm nước lợ”. Các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, ngành chức năng và người nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp giảm giá thành và tăng lợi nhuận từ con tôm.

"Trước đây, nhiều hộ dân trong xã chỉ sản xuất nông nghiệp và làm muối, vừa vất vả mà thu nhập không cao, ráo mồ hôi là hết tiền. Khoảng chục năm trở lại đây, nhờ phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phương thức công nghiệp, nhiều hộ trong xã đã có mức thu nhập từ vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm". Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hạo, xóm Hợp Thành, xã Hải Đông (Hải Hậu, tỉnh Nam Định) khi nói về nghề làm giàu mới của gia đình và hàng chục hộ dân trong xã.

Ngày 8/11, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Cà Mau Phan Tấn Thanh cho biết: Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa chứng nhận ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' là nhãn hiệu tập thể.