Người nuôi tôm ở Bình Định đã hoàn tất 2 vụ nuôi trong năm 2018. Nhờ tuân thủ lịch thời vụ, kiểm dịch nghiêm cẩn nguồn giống, quản lý tốt môi trường ao nuôi, nên tôm thoát được dịch bệnh, sản lượng đạt gần gấp đôi so với năm ngoái.

Hiện giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước và tăng 20.000 đ/kg so với tháng trước.

Nhà máy xử lý nước công nghệ đỉnh cao ngành tôm đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng tại thành phố Bạc Liêu.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế một cách sâu rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, đòi hỏi các sản phẩm thủy sản phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, thân thiện môi trường, truy xuất nguồn gốc,..

Hàng chục hộ nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) rất phấn khởi vì được mùa, được giá.

Vụ nuôi tôm sú chính vụ năm 2018, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) đã thả nuôi được trên 19.000 ha, đạt 107,8% kế hoạch; tính đến ngày 01/10, diện tích thu hoạch được gần 13.000 ha, tổng sản lượng trên 24.400 tấn; tuy nhiên đã có hơn 2.300 ha diện tích thiệt hại, chiếm 13,2% diện tích thả giống; diện tích còn lại đang trong giai đoạn phát triển và sẽ thu hoạch dứt điểm trong tháng 10 này.

Những năm gần đây, người nuôi tôm càng xanh trên đồng đất Thới Bình, tỉnh Cà Mau luôn đạt hiệu quả và năng suất cao, hiện nay bà con bắt đầu vụ thu hoạch tôm càng xanh. Đầu vụ, giá tôm cao hơn so với năm trước nên người nuôi tôm càng xanh rất phấn khởi.

Hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt trên 3.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng gần 600 ha. Những năm gần đây, cùng với phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển thì những giải pháp về kỹ thuật mới, tiên tiến ngày ngày càng được chú trọng.

Tại thủ phủ nuôi tôm Cà Mau, địa bàn phù hợp nhất trên thế giới về nuôi trồng thủy sản nước ấm, bà con vẫn thường nói với nhau rằng đây là nghề “cô cậu” - tức là ông trời có thương thì mới được mùa. Quan niệm này sẽ bị “đập bỏ” hoàn toàn khi ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong quá trình nuôi tôm. Với những ưu việt từ việc sử dụng công nghệ cao, con tôm được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt đã cho năng suất và chất lượng vượt trội.

Thực hiện các chính sách của UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản chất lượng cao, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn xây dựng các tiêu chí lựa chọn mô hình, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản và thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng 5 mô hình nuôi tôm công nghệ cao Biofloc hoặc Semi - Biofloc ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh.

Phụ phẩm trong ngành tôm được đánh giá có tiềm năng để phát triển, thậm chí có thể mang lại lượng ngoại tệ lên đến 3 tỉ đô la Mỹ trong tương lai. Thế nhưng, điều này chỉ thành hiện thực khi được đầu tư đúng mức về khoa học và công nghệ.

“Hôm qua thương lái tới mua 100kg tôm, với giá bán trung bình 300.000 đồng/kg, tôi thu về 30 triệu đồng sau vài tháng nuôi…” – chị Trương Thị Xa (xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì) phấn khởi chia sẻ về hiệu quả của tôm càng xanh đang mang lại cho gia đình.

Thời điểm này, người nuôi tôm ở các xã khu Đông Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đang khẩn trương thu hoạch dứt điểm tôm nuôi vụ 2 năm 2018.

Đang vào kỳ xuống giống cho vụ tôm nuôi tiếp theo, ngành chức năng Hà Tĩnh đang tăng cường công tác quản lý giám sát giống nhằm hạn chế dịch bệnh, tránh thiệt hại cho người nuôi.

Sau vụ tôm cho thu nhập khá, người dân Cà Mau đang phấn khởi thực hiện vụ lúa trên đất nuôi tôm. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên bà con đang kỳ vọng vào một vụ mùa thành công.