Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giảm mức thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 – POR12 (từ 1.2.2016 - 31.1.2017) tới 7 lần so với kết quả sơ bộ hồi tháng 3.2018 có thể coi là một thắng lợi vẻ vang của ngành tôm trong suốt 13 năm ứng phó với mức áp thuế chống bán phá giá của Mỹ. Điều này cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng của ngành, vốn đang bị sụt giảm bởi nhiều yếu tố.

Để thực hiện mục tiêu quốc gia phát triển ngành nuôi tôm đến năm 2025 đạt 10 tỷ USD, ngành tôm cần phải cải thiện toàn bộ quy trình nuôi từ chất lượng tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn, lợi khuẩn. Đồng thời phải có giải pháp giảm chi phí sản xuất và gia tăng các sản phẩm có giá trị cao để khai thác tốt cả phân khúc thị trường trung bình, cạnh tranh trực tiếp về giá và các thị trường ngách chấp nhận trả giá cao cho sản phẩm chất lượng.

Thị trường tôm nguyên liệu đang hồi phục sức mua, giá tôm quay đầu tăng trở lại. Trong khi tôm xuất khẩu tuy gặp cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn tiêu thụ tốt tại các thị trường lớn. Người nuôi tôm ở ĐBSCL kỳ vọng vụ 2 nuôi tôm phòng tránh dịch bệnh, trúng mùa cuối năm.

Hiện nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng thất thường, nên môi trường ao nuôi tôm dễ biến động, mầm bệnh dễ phát sinh gây hại tôm nuôi. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định đã triển khai các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Đề án phát triển ngành tôm nước lợ mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam giữ ổn định diện tích nuôi tôm là 750.000 ha với sản lượng tôm nuôi đạt trên 1,3 triệu tấn. Tổng vốn đầu tư Đề án khoảng 11.980 tỷ đồng.

Ngày 30 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 3475/BNN-QĐ-TCTS phê duyệt Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030.

Hiện thế giới chỉ còn 6 nước cung cấp tôm sú chủ yếu cho thị trường là Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa tổ chức cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”.

Từ năm 2018, ngoài các chứng chỉ quốc tế, thị trường Mỹ và EU còn yêu cầu tôm nhập khẩu phải có thêm các chứng nhận về quy trình nuôi tôm sinh thái. Để đáp ứng yêu cầu về chứng nhận mới, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) đã liên doanh với nông dân để thực hiện nuôi tôm theo tiêu chuẩn của các chứng nhận quốc tế khác nhau. Doanh nghiệp xã hội (DNXH) Minh Phú hiện là công ty hiếm hoi trong ngành tôm Việt Nam có cổ đông là người nông dân.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển mạnh tại tỉnh Cà Mau. Năng suất bình quân của mô hình này có thể đạt từ 30 - 50 tấn/ha/vụ.

Với nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm, thời gian qua người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã đầu tư phát triển mạnh diện tích nuôi tôm. Con tôm đã giúp nhiều nông dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng cũng đưa không ít người vướng vào thua lỗ, nợ nần. Bên cạnh đó, phát triển “nóng” diện tích nuôi tôm theo kiểu tự phát cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu là người dân không nên nuôi tôm theo kiểu tự phát, tuân thủ quy hoạch và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh của cơ quan chức năng.

Chiều 29/8, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã quyết định trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận".

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo trong thời gian tới giá tôm sẽ tiếp tục tăng. Đối với ngành cá tra, Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao đặc biệt là thị trường Trung Quốc do nguồn cung vào dịp cuối năm của nước này cao.

Sản lượng tôm cần giữ mức tăng trưởng 12,7%/năm để đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2025. Trong quý I/2018, VASEP cho hay tăng trưởng ở mức 13,8%. Tuy nhiên những quốc gia nuôi tôm hàng đầu vẫn chưa đạt được mức 12% mỗi năm vào giai đoạn 2014 – 2018.

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành Đề án nâng cao năng suất tôm nuôi trong mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.