Ngày 25/9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn và UBND xã Đất Mới tổ chức Hội thảo tổng kết lớp học tại hiện trường về kỹ thuật ương tôm sú giống trên bể lót bạt theo công nghệ Biofloc.

Trước tình hình vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh dễ tấn công môi trường nuôi, thì việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là một hướng đi bền vững.

Theo Đề án phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu mở rộng diện tích nuôi tôm đến năm 2020 trên 2.874ha, sản lượng 12.188 tấn; trong đó, mục tiêu nâng diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên 620ha. Đến năm 2025, tỉnh sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên 762ha.

Một kết quả phấn khởi trong nửa nhiệm kỳ qua là Bạc Liêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (NNƯDCNCPTT) Bạc Liêu. Việc làm này nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu và khẳng định vị thế con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới, mở ra cơ hội cho Bạc Liêu làm giàu từ con tôm.

Qua gần 3 năm triển khai thực hiện Dự án Phục hồi rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải (MAM), con tôm nuôi dưới tán rừng (nuôi sinh thái) được nhiều tổ chức quốc tế công nhận tôm sạch, được bán vào các thị trường lớn khó tính như: Mỹ, Nhật, Canada, Úc…

Trước thành công của mô hình nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh, hiện nay, huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau) đang đối mặt với tình trạng diện tích thả nuôi theo loại hình này tăng nhanh vượt tầm kiểm soát. Trong đó, nhiều diện tích phát triển mới không đáp ứng được các điều kiện nuôi theo quy định và địa phương đang gặp khó trong xử lý. Điều này đang đe doạ môi trường nuôi tôm của nhiều hộ dân trong khu vực.

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất tôm giống để gia tăng hiệu quả kinh tế, giữ vững thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Từ ngày 19 - 21/9/2018, tại thành phố Sóc Trăng, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) đã tổ chức lớp tập huấn "Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thâm canh" cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông của các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An và Kiên Giang.

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2017 đến nay, tại thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm có 5 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán thâm canh theo hướng an toàn thực phẩm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai.

Theo định hướng của tỉnh Ninh Thuận, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng giống thủy sản toàn tỉnh đạt trên 36 tỷ con, trong đó có 85% là tôm giống. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành sản xuất giống thủy sản tỉnh nhà đang trong quá trình tái cơ cấu theo hướng đầu tư các cơ sở sản xuất giống với quy mô lớn, hiện đại, áp dụng các quy trình tiên tiến, tạo ra con giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nuôi cả nước.

Tính đến hết tháng 8/2018, trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có trên 115,2 nghìn ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, tăng 551ha so với tháng trước, đạt 88,6% kế hoạch. Với diện tích thả nuôi đạt 99,7%; năng suất bình quân đạt từ 450 - 550 kg/ha/năm.

Ngày 12/9/2018 Trung tâm Khuyến nông Bến Tre tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn cho 28 học viên là cán bộ khuyến nông và nhân viên khuyến nông các xã huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố thuế chống bán phá cuối cùng đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức 4,58%, thấp hơn 5 lần so với dự kiến ban đầu.

Tôm và cá tra là 2 sản phẩm thủy sản chủ lực của vùng ĐBSCL, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập, ngành thủy sản vừa đón cơ hội tốt về gia tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa đối diện với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Lẽ đó, việc tái cơ cấu ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực và đầu tư xây dựng thương hiệu cho 2 dòng sản phẩm này là yêu cầu cấp thiết.

Từ đầu tháng 9 đến nay, giá tôm thương phẩm trên địa bàn tỉnh Long An tăng trở lại sau 3 - 4 tháng ở mức thấp, người nuôi tôm phấn khởi.