Xuất nhập khẩu

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của ngành thủy sản và ngành này đang được quy hoạch theo mục tiêu phát triển xanh, thân thiện với môi trường…

Bên cạnh tiềm năng và thế mạnh, ngành thủy sản Việt Nam còn nhiều thách thức về nguyên liệu chế biến thức ăn, thị trường, chất lượng con giống, chi phí đầu vào.

(vasep.com.vn) Những ngày cuối tháng 11 này là thời gian ngành XK thuỷ sản Việt Nam đang tiến tới mốc lịch sử 10 tỷ USD – một con số tròn trịa và tự hào cho một ngành kinh tế có kinh nghiệm hội nhập sớm với nhiều va đập trên thương trường.

(vasep.com.vn) Tháng 10/2022, xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 907 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 5% so với tháng 9 trước. Tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của Việt Nam đạt hơn 9,4 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc Điều hành Phaata nói rằng: “Cùng với việc đơn hàng sụt giảm thì lãi suất ngân hàng tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng về chi phí vốn. Nếu như từ tháng 7/2022 về trước lãi suất tăng trên 7%/năm thì từ tháng 8 đến nay lãi suất tăng dần lên mức gần 10%/năm”.

Theo Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đã đạt 9,4 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, chỉ sau 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã đạt 3 cột mốc quan trọng.

Nhiều siêu thị Nhật Bản hướng tới nhập khẩu nhiều mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý từ Việt Nam như cá tra, thịt gà, tôm, xoài, chuối, thanh long...

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm… và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. Do đó, 30 doanh nghiệp mua hàng từ Nhật Bản đã sang Việt Nam tham dự sự kiện Vietnam Foodexpo 2022 nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam...

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Urner Barry, giá cá minh thái đông lạnh Singe có thể đã tăng lên mức kỷ lục, nhưng loại cá thịt trắng này vẫn có giá cạnh tranh với các loại protein nuôi trên đất liền khác.

Với kết quả xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong 10 tháng, chiếm trên 7% thị phần giao thương thủy sản toàn cầu, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Ước tính đến giữa tháng 11, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD – mốc kỷ lục lịch sử ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.…

Ảnh hưởng lạm phát, XK thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường chính bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã chuyển hướng mở rộng XK sang thị trường ngách.

Còn 2 tháng nữa mới kết thúc năm 2022, nhưng các ngành hàng chủ lực như thủy sản, gạo, cà phê, giày dép - túi xách đã cầm chắc kết quả vượt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đã đề ra từ đầu năm.

Tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian tới thị trường xuất khẩu sẽ phải đối mặt thách thức bị thu hẹp khi kinh tế Hoa Kỳ và nhiều nước có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế.

Nhờ tận dụng tốt lợi thế từ các hiệp định FTA, các doanh nghiệp Việt đã biến thách thức thành cơ hội, đưa kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản 10 tháng tiến sát mốc 10 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Năm 2022 là một năm có nhiều biến động và khó khăn đối với ngành XNK thuỷ sản như hệ luỵ của đại dịch Covid vẫn ảnh hưởng đến SX- XK thuỷ sản,  xung đột Nga – Ukraine, lạm phát giá trong nước và ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…Nhưng nhờ nỗ lực và linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh, tính đến hết tháng 9/2022, các doanh nghiệp XK thuỷ sản cả nước đã mang về 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021